CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

 

SỞ LAO ĐỘNG – TB & XH HÀ NỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y – DƯỢC CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số:85/QĐ-TCYDCĐHN ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Hiệu trưởng trường Trung cấp Y – Dược Cộng đồng Hà Nội)

 

Tên ngành/ nghề:           THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Mã ngành/nghề:           5210402

Trình độ đào tạo:          Trung cấp

Hình thức đào tạo:       Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:  Tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo:         02 năm

 

  1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo

Ngành, nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp là nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,…

  1. Mục tiêu đào tạo:

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề Thiết kế đồ họa, là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện, có tính ứng dụng vào truyền thông, cộng đồng thể hiện qua hình ảnh, video, audio… những nội dung mang tính tương tác cao.

Người học nghề Thiết kế đồ họa được trang bị các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, an ninh – quốc phòng; Các kiến thức chuyên ngành về thiết kế đồ họa 2D, 3D, xử lý ảnh, xử lý hậu kỳ Video, kỹ xảo hình ảnh, kỹ xảo âm thanh, kỹ thuật quay phim – dựng phim, thiết kế Website và một số kiến thức khác có liên quan.

Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; Người làm nghề Thiết kế đồ họa có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,…

2.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:

  1. Về kiến thức

– Trình bày được các kiến thức căn bản về công nghệ thông tin;

– Trình bày được kiến thức về tạo hình mỹ thuật, kiến thức về đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan

– Trình bày được các kiến thức cơ sở về đồ họa và đồ họa trên máy tính;

– Trình bày được các kiến thức cơ sở về mỹ thuật, thẩm mỹ, vẽ kỹ thuật;

– Trình bày được các kiến thức căn bản về dữ liệu multimedia như: xử lý ảnh, xử lý âm thanh, video, animation, đồ họa 3D;

– Trình bày được quy trình quay phim, dựng phim;

– Trình bày được kiến thức, quy trình thiết kế sản phẩm quảng cáo;

– Trình bày được các kiến thức căn bản về chế bản điện tử;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Về kỹ năng

– Cài đặt và sử dụng thành thạo được các phần mềm dùng trong thiết kế đồ họa như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, 3Ds max, Adobe Premiere, Adobe After Effecf, Adobe Audition;

– Xác định được phần mềm, phương tiện, chất liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;

– Thiết kế được các sản phẩm đồ họa như áp phích quảng cáo nhãn mác hàng hóa, tạo các khuôn mẫu cho sách, báo, tạp chí;

– Thiết kế, biên tập, hiệu chỉnh được các sản phẩm Video, Audio theo yêu cầu;

– Xử lý các ảnh tĩnh, ảnh động, phục chế được các ảnh với độ phức tạp vừa phải;

– Thiết kế được giao diện, banner cho các trang Web.

– Hỗ trợ, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm đồ họa, các sản phẩm đa phương tiện;

– Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, cháy, nổ, chập điện và an toàn lao động.

  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, linh hoạt trong công việc để thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

– Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Rèn luyện trở thành người có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chức kỷ luật, có khả năng tự học hoặc tiếp tục học để nâng cao trình độ;

– Phân loại các phế phẩm như mực in, giấy in… vào đúng nơi quy định tránh ô nhiễm môi trường.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Nhân viên thiết kế đồ họa;

– Nhân viên thiết kế và quản trị Website;

– Nhân viên thiết kế nội thất, bản vẽ kỹ thuật;

– Nhân viên thiết kế video, dựng phim;

– Tự kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế, in ấn;

– Tham gia công tác đào tạo, giảng dạy tại đơn vị, trung tâm trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học/mô đun: 21

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 54 tín chỉ (1360 giờ)

– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

– Khối lượng các môn học/ mô đun chuyên môn: 1110 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 346giờ; Thực hành, thực tập: 965 giờ; Kiểm tra: 54 giờ.

  1. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT Mã năng lực Tên năng lực
I Năng lực cơ bản (năng lực chung)
1 NLCB-01 Tự rèn luyện sức khỏe
2 NLCB-02 Khả năng hiểu biết chính trị, pháp luật,
quốc phòng, an ninh
3 NLCB-03 Tiếng Anh bậc 1/6
4 NLCB-04 Sử dụng tin học cơ bản
5 NLCB-05 Làm việc hiệu quả trong nhóm
6 NLCB-06 Hoàn thành các nhiệm vụ hành chính hàngngày
7 NLCB-07 Tham gia vào các hoạt động làm việc bềnvững về môi trường
8 NLCB-08 Thực hiện sơ cứu cơ bản
9 NLCB-09 Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng vàtài nguyên hiệu quả
II Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn)
1 NLCL-01 Khảo sát thị trường
2 NLCL-02 Phân tích xu hướng thiết kế
3 NLCL-03 Nhận dạng, phân loại các dạng sản phẩm
4 NLCL-04 Vận dụng được kiến thức cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, luật xa gần, cơ sở tạo hình, xử lý hình ảnh…
5 NLCL-05 Đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành
6 NLCL-06 Sử dụng các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ
7 NLCL-07 Sử dụng các phần mềm thiết kế, công cụ hỗ trợ
8 NLCL-08 Tác phong công nghiệp, ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
9 NLCL-09 Khảo sát được thị trường
10 NLCL-10 Dư đoán được xu hướng thiết kế
11 NLCL-11 Tư vấn về sản phẩm được thiết kế
12 NLCL-12 Xác định khối lượng công việc
13 NLCL-13 Nghiên cứu tài liệu
14 NLCL-14 Lựa chọn chất liệu
15 NLCL-15 Phác thảo ý tưởng bằng tay
16 NLCL-16 Phát triển ý tưởng trên máy
17 NLCL-17 Lập bản vẽ
18 NLCL-18 Xuất bản vẽ
19 NLCL-19 In thử sản phẩm
20 NLCL-20 Kiểm tra mẫu sản phẩm
21 NLCL-21 Thiết kế bố cục, phông nền, chữ
22 NLCL-22 Thiết kế đối tượng đồ vật, con vật, người
23 NLCL-23 Sao chép, hiệu chỉnh sản phẩm
24 NLCL-24 In, kiểm tra sản phẩm thiết kế
III Năng lực nâng cao
1 NLNC-01 Thiết kế các loại chữ và hình ảnh động
2 NLNC-02 Thiết kế tờ rơi, thẻ, card, thiệp
3 NLNC-03 Thiết kế bìa sách, hình minh họa
4 NLNC-04 Thiết kế giao diện, Web
5 NLNC-05 Thiết kế logo
6 NLNC-06 Phân tích nhu cầu của khách hàng
7 NLNC-07 Ký kết được hợp đồng
  1. Nội dung chương trình
Mã MH/MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH04 Giáo dục quốc  phòng – An ninh 2 45 21 21 3
MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MH06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 4
II Các môn học/ mô đun chuyên môn 42 1110 252 817 41
II.1 Môn học/mô đun cơ sở 11 255 72 172 11
MH07 Mỹ thuật cơ bản 3 60 30 27 3
MĐ08 Đồ họa căn bản 3 75 15 57 3
MĐ09 Tin học văn phòng 3 75 15 57 3
MĐ10 Ý tưởng thiết kế 2 45 14 29 2
II.2 Môn học/ mô đun chuyên ngành 28 780 165 588 27
MĐ11 Xử lý ảnh Adobe Photoshop 4 90 30 56 4
MĐ12 Thiết kế đồ họa với Inlustrator 4 90 30 56 4
MĐ13 Chế bản điện tử Indesign 3 75 15 57 3
MĐ14 Đồ họa hình động 2 45 15 28 2
MĐ15 Dựng video với Adobe Premiere 4 90 30 56 4
MĐ16 Thiết kế website 3 75 15 57 3
MĐ17 Thiết kế đồ họa 3D với 3DsMax 2 45 15 28 2
MĐ18 Thực tập tốt nghiệp 6 270 15 250 5
II.3 Các môn học/mô đun tự chọn(Chọn 1 trong 3 môn) 3 75 15 57 3
MĐ19 Xử lý kỹ xảo âm thanh Adobe Audition 3 75 15 57 3
MĐ20 Truyền thông đa phương tiện 3 75 15 57 3
MĐ21 Kỹ thuật quay phim căn bản 3 75 15 57 3
Tổng cộng 54 1365 346 965 54
  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình

7.1. Các môn học chung

Thực hiện theo chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

7.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

– Các hoạt động ngoại khóa của khóa học được thể hiện trong kế hoạch đào tạo hàng năm, tùy theo điều kiện thực tế của Nhà trường và được phổ biến cho người học từ đầu năm.

7.3. Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học/ môđun

Hình thức thi kết thúc môn:

+ Tự luận, trắc nghiệm đối với các môn học;

+ Trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn (tích hợp cả lý thuyết, thực hành) đối với các mô đun.

– Thời gian thi:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 10 giờ

7.4. Hướng dẫn công nhận tốt nghiệp:

– Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề Thiết kế đồ họa và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

– Xét công nhận tốt nghiệp theo Điều 34, Điều 35 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

– Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của trường.

 

 

 

SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ VÀ TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC MÔ ĐUN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

 

HỌC KỲ I

(15 TC – 315 giờ)

HỌC KỲ II

(14 TC – 330 giờ)

HỌC KỲ III

(14 TC – 330 giờ)

HỌC KỲ IV

(9 TC – 300 giờ)

Giáo dục Chính trị
Mỹ thuật cơ bản

 

Tin học
Tin học văn phòng

 

Đồ họa căn bản
Ngoạingữ (tiếngAnh)

 

Thiết kế đồ họa với Inlustrator

 

Xử lý ảnh Adobe Photoshop

 

Đồ họa hình động

 

Xử lý kỹ xảo âm thanh Adobe Audition

 

Thực tập tốt nghiệp

 

Ý tưởng thiết kế

 

Dựng video với Adobe Premiere
Giáodụcthể chất

 

Thiếtkế website
Thiết kế đồ họa 3D với 3DsMax

 

Giáo dục QP-AN

 

Chế bản điện tử Indesign

 

 

Tốt nghiệp ra trường

 

Pháp luật

 

 

 

 

     
 

 

 

 

     
 

 

 

 

     
 

 

 

 

     
 

 

 

 

     
   

 

 

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

SỞ LAO ĐỘNG – TB & XH HÀ NỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y – DƯỢC CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

DANH SÁCH TÀI LIỆU, GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY

Mã MH/MĐ Tên giáo trình, tài liệu giảng dạy Nhà xuất bản/ tác giả  
 
 
I Các môn học chung    
MH01 Giáo dục chính trị Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
MH02 Pháp luật Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
MH03 Giáo dục thể chất Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
MH04 Giáo dục quốc  phòng – An ninh Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
MH05 Tin học Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
MH06 Ngoại ngữ Giáo trình của Bộ LĐTBXH  
II Các môn học/ mô đun chuyên môn
II.1 Môn học/mô đun cơ sở    
MH07 Mỹ thuật cơ bản Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ08 Đồ họa căn bản Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ09 Tin học văn phòng Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ10 Ý tưởng thiết kế Giáo trình lưu hành nội bộ  
II.2 Môn học/ mô đun chuyên ngành
MĐ11 Xử lý ảnh Adobe Photoshop Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ12 Thiết kế đồ họa với Inlustrator Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ13 Chế bản điện tử Indesign Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ14 Đồ họa hình động Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ15 Dựng video với Adobe Premiere Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ16 Thiết kế website Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ17 Thiết kế đồ họa 3D với 3DsMax Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ18 Thực tập tốt nghiệp Giáo trình lưu hành nội bộ  
II.3 Các môn học/mô đun tự chọn
MĐ19 Xử lý kỹ xảo âm thanh Adobe Audition Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ20 Truyền thông đa phương tiện Giáo trình lưu hành nội bộ  
MĐ21 Kỹ thuật quay phim căn bản Giáo trình lưu hành nội bộ  

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

 

Tên môn học: Giáo dục chính trị

Mã môn học: MC-MH01

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ (lý thuyết: 15 giờ; thảo luận: 13 giờ; kiểm tra: 02 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học
  2. Vị trí:

Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

  1. Tính chất:

Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chú trọng về đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp; góp phần giáo dục người lao động phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

  1. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

  1. Về kiến thức

Trình bày được một số nội dung khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; yêu cầu và nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

  1. Về kỹ năng

Vận dụng được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào việc học tập, rèn luyện, xây dựng đạo đức, lối sống để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
STT Tên bài Thời gian (giờ)
Tổng 

số

Lý thuyết Thảo luận Kiểm tra
1 Bài mở đầu 1 1    
2 Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác – Lê nin 4 2 2  
3 Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh 5 3 2  
4 Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 5 3 2  
5 Bài 4: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam 10 5 5  
6 Bài 5: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt 3 1 2  
7 Kiểm tra 2     2
  Tổng cộng 30 15 13 2
  1. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

  1. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

Bài 1:KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được khái niệm, nội dung chính và giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự phát triển của xã hội;

– Khẳng định được chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin

2.2. Các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin

2.2.1. Triết học Mác – Lênin

2.2.2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin

Bài 2:KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được khái niệm, một số nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

– Có nhận thức đúng đắn và bưc đầu vận dụng tốt kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách cá nhân.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bài 3:NHỮNG THÀNH LỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

– Khẳng định, tin tưởng và tự hào về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

  1. Nội dung

2.1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2.2.1. Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

Bài 4:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được một số quan điểm và giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;

– Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.

  1. Nội dung

2.1. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội

2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

Bài 5:

TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày sơ lược được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

– Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

  1. Nội dung

2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt

2.1.1. Người công dân tốt

2.1.2. Người lao động tốt

2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam

2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

  1. Điều kiện thực hiện môn học
  • Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;
  • Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan;
  • Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.
  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

  1. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình trình phổ thông.

VII. Một số hướng dẫn khác

Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học này. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
  2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
  3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
  4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QD-BLĐTBXH, ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.
  7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 07/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
  13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
  14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận – Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
  15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận – Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
  16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
  17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận – Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
  18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận – Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;
  19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

Các tài liệu liên quan khác./.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

 

Tên môn học: Pháp luật

Mã môn học: MC-MH02

Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ (lý thuyết: 9 giờ; thảo luận, bài tập: 5 giờ; kiểm tra: 1 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học
  2. Vị trí:

Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

  1. Tính chất:

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

  1. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

  1. Về kiến thức
  • Trình bày được một số nội dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật của Việt Nam;
  • Trình bày được một số nội dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật lao động; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  1. Về kỹ năng
  • Nhận biết được cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam;
  • Phân biệt được khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật lao động; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào việc xử lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng ngày.
  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan đến các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT Tên chương/ bài Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thảo luận/ bài tập Kiểm tra
1 Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật 2 1 1  
2 Bài 2: Hiến pháp 2 1 1  
3 Bài 3: Pháp luật lao động 7 5 2  
4 Bài 4: Pháp luật phòng, chống tham nhũng 2 1 1  
5 Bài 5: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1 1 0  
6 Kiểm tra 1     1
  Cộng 15 9 5 1
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu

– Nhận biết được bản chất, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nhận biết được các thành tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

  1. Nội dung

2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật

2.2.1.1. Quy phạm pháp luật

2.2.1.2. Chế định pháp luật

2.2.1.3. Ngành luật

2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay

Bài 2: HIẾN PHÁP

Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.

  1. Nội dung

2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.1.1. Khái niệm hiến pháp

2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2.2.1. Chế độ chính trị

2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 3:PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Thời gian: 7 giờ

  1. Mục tiêu

– Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật lao động.

– Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao động.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động

2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2.3.3. Hợp đồng lao động

2.3.4. Tiền lương

2.3.5. Bảo hiểm xã hội

2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

2.3.7. Kỷ luật lao động

2.3.8. Tranh chấp lao động

2.3.9. Công đoàn

Bài 4:PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu

– Trình bày được một số nội dung cơ bản về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;

– Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm tham nhũng

2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng

2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng

2.5. Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng

 

Bài 5:PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu

– Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng;

– Nhận thức được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

  1. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học.
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu Projector.
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh, tài liệu tham khảo.
  5. Các điều kiện khác:

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

  1. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH .

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
  2. Bộ Luật lao động, 2012.
  3. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2010.
  4. 4. Luật Phòng, chống tham nhũng,
  5. Quyết định số 1309/QĐ-TTgngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
  6. Quyết định số 1997/QĐ-TTgngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.
  7. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.
  8. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXHngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.
  9. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.
  10. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐTngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).
  11. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Kinh tế – Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.
  12. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.
  13. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.
  14. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.
  15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.
  16. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.
  17. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017./.

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Giáo dục thể chất

Mã môn học: MC-MH03

Thời gian thực hiện: 30 giờ (lý thuyết: 04 giờ; thực hành: 24 giờ; kiểm tra: 02 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học
  2. Vị trí:

Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

  1. Tính chất:

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

  1. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

  1. Về kiến thức

Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật chính và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.

  1. Về kỹ năng

Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.

  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT Chương/ bài Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Bài mở đầu 1 1    
II Chương I: Giáo dục thể chất chung        
1 Bài 1: Thể dục cơ bản 6 1 5  
2 Bài 2: Điền kinh 8 1 7  
3 Kiểm tra giáo dục thể chất chung 1     1
III Chương II: Chuyên đề thể dục thể thao tự chọn (chọn 1 trong các chuyên đề sau) 14 1 12 1
1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 14 1 12 1
2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 14 1 12 1
3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 14 1 12 1
4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 14 1 12 1
5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 14 1 12 1
6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 14 1 12 1
7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác 14 1 12 1
  Cộng 30 4 24 2
  1. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

  1. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN

Thời gian: 6 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản đối với bài thể dục tay không liên hoàn;

– Thực hiện được đúng động tác kỹ thuật của bài thể dục tay không liên hoàn.

  1. Nội dung

2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản

2.2. Thể dục tay không liên hoàn

2.2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

Bài 2: ĐIỀN KINH

Thời gian: 8 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình;

– Thực hiện đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh được học.

  1. Nội dung

2.1. Chạy cự ly ngắn

2.1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn

2.1.2. Các động tác kỹ thuật

2.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn

2.2. Chạy cự ly trung bình

2.2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly trung bình

Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN

Thời gian: 14 giờ

(Chọn 1 trong các chuyên đề sau)

Chuyên đề 1: MÔN BƠI LỘI

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật bơi;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Bơi lội.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bơi lội

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Làm quen với nước, phương pháp thở nước và thả nổi

2.2.2. Động tác chân và tay

2.2.3. Phối hợp tay – chân

2.2.4. Phối hợp tay – chân – thở

2.3. Một số quy định của Luật bơi

Chuyên đề 2: MÔN CẦU LÔNG

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Cầu lông;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Cầu lông.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Cầu lông

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Tư thế cơ bản và cách cầm vợt

2.2.2. Các bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, kép, đệm

2.2.3. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay

2.2.4. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay

2.2.5. Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ

2.2.6. Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)

2.3. Một số quy định của Luật Cầu lông

Chuyên đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀN

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng chuyền;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Bóng chuyền.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng chuyền

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Tư thế cơ bản, các bước di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2)

2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1)

2.2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt

2.2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt

2.3. Một số quy định của Luật Bóng chuyền

Chuyên đề 4: MÔN BÓNG RỔ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng rổ;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Bóng rổ.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng rổ

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng

2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực

2.2.4. Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai

2.2.5. Kỹ thuật hai bước ném rổ

2.3. Một số quy định của Luật Bóng rổ

Chuyên đề 5: MÔN BÓNG ĐÁ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng đá;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Bóng đá.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng đá

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Kỹ thuật di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng

2.2.3. Kỹ thuật giữ/ khống chế bóng

2.2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

2.2.5. Kỹ thuật đá biên hoặc ném biên

2.3. Một số quy định của Luật Bóng đá

Chuyên đề 6: MÔN BÓNG BÀN

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng bàn;

– Thực hiện đúng một số động tác kỹ thuật của môn Bóng bàn.

  1. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng bàn

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn bị và di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao bóng thuận tay và trái tay

2.2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay

2.2.4. Kỹ thuật gò bóng thuận và trái tay

2.3. Một số quy định của Luật Bóng bàn

 

Chuyên đề 7: MÔN THỂ DỤC THỂ THAO KHÁC

Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác như: Võ thuật, đẩy tạ, tenis, đá cầu…bảo đảm yêu cầu về mục tiêu, nội dung và thời lượng của chuyên đề thể dục thể thao.

  1. Điều kiện thực hiện môn học
  2. Điều kiện chung: Nhà tập luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi, cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y tế.
  3. Trang thiết bị

2.1. Đối với giáo dục thể chất chung

– Thể dục cơ bản: Sân tập, còi, tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng, hoa; nhạc tập và các thiết bị khác.

– Điền kinh: Chạy cự ly ngắn và trung bình: Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;

2.2. Đối với chuyên đề thể dục thể thao tự chọn:

– Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi, nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;

– Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị khác;

– Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền; trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

– Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

– Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

– Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt, bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.

  1. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

  1. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH .

Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình trung học phổ thông.

Tài liệu tham khảo

  1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CPngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
  2. Quyết định số 1076/QĐ-TTgngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025;
  3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.
  4. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
  5. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.
  6. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.
  7. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.
  8. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.
  9. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
  10. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
  11. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
  12. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.
  13. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.
  14. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.
  15. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.
  16. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.
  17. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.
  18. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.
  19. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.
  20. Luật các môn thể thao và các tài liệu tham khảo khác./.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Giáo dục quốc phòng- an ninh

Mã môn học: MC-MH04

Thời gian thực hiện: 45 giờ (lý thuyết: 21 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 21 giờ; kiểm tra: 03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học
  2. Vị trí:

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp.

  1. Tính chất:

Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

  1. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

  1. Về kiến thức
  • Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;
  • Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
  • Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.
  1. Về kỹ năng
  • Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;
  • Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;
  • Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;
  • Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.
  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
  • Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;
  • Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;
  • Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
STT Tên bài Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành/ thảo luận Kiểm tra
1 Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 2    
2 Bài 2: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam 4 3 1  
3 Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên 4 3 1  
4 Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 4 3 1  
5 Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo 4 3 1  
6 Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội 4 3 1  
7 Kiểm tra 1     1
8 Bài 7: Đội ngũ đơn vị 4 1 3  
9 Bài 8: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh 10 2 8  
10 Bài 9: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương 6 1 5  
11 Kiểm tra 2     2
  CỘNG 45 21 21 3
  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  1. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học

2.2. Các nội dung chính

2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học

2.4. Điều kiện thực hiện môn học

2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Bài 2:

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

– Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.

  1. Nội dung

2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2.1.1. Khái niệm chiến lược “Diễn biến hòa bình”

2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam

2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

2.3.1. Quan điểm chỉ đạo

2.3.2. Phương châm tiến hành

2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế

2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh về mọi mặt

2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh

2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch

2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

2.5. Thảo luận

Bài 3: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ,

LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

– Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.

  1. Nội dung

2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay

2.3. Thảo luận

Bài 4:

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

– Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.

  1. Nội dung

2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia

2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.5. Thảo luận

Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

– Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

  1. Nội dung

2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc

2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước

2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

2.4. Thảo luận

Bài 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

– Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.

  1. Nội dung

2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm

2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội

2.3. Thảo luận

Bài 7: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;

– Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

  1. Nội dung

2.1. Đội hình tiểu đội

2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang

2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

2.2. Đội hình trung đội

2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang

2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang

2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang

2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc

2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc

2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc

2.3. Đổi hướng đội hình

2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi

2.4. Thực hành

Bài 8:GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG

MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số loại vũ khí bộ binh;

– Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

– Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến đấu.

  1. Nội dung

2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

2.1.1. Súng trường CKC

2.1.2. Súng tiểu liên AK

2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp súng tiểu liên AK và súng trường CKC

2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

2.3. Thực hành

Bài 9: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

Thời gian: 6 giờ

  1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

– Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;

– Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

  1. Nội dung

2.1. Cầm máu tạm thời

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu

2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

2.2. Cố định tạm thời xương gãy

2.2.1. Mục đích

2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

2.3. Hô hấp nhân tạo

2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

2.4. Kỹ thuật chuyển thương

2.4.1. Mang vác bằng tay

2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

2.5. Thực hành

  1. Điều kiện thực hiện môn học
  2. Địa điểm học tập

Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

  1. Trang thiết bị

2.1. Tài liệu:

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

2.2. Tranh, phim ảnh:

  • Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;
  • Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;
  • Súng tiểu liên AK, súng trường CKC;
  • Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;
  • Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

2.3. Mô hình vũ khí:

  • Mô hình súng AK-47, CKC;
  • Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập.

2.4. Máy bắn tập:

  • Máy bắn MBT-03;
  • Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;
  • Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07.

2.5. Thiết bị khác:

  • Bao đạn;
  • Bộ bia (khung + mặt bia số 4);
  • Giá đặt bia đa năng;
  • Kính kiểm tra đường ngắm;
  • Đồng tiền di động;
  • Mô hình đường đạn trong không khí;
  • Hộp dụng cụ huấn luyện;
  • Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;
  • Dụng cụ băng bó cứu thương;
  • Cáng cứu thương;
  • Giá súng và bàn thao tác;
  • Tủ đựng súng và thiết bị.

2.6. Trang phục:

– Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục mùa hè;

+ Trang phục dã chiến;

+ Mũ Kêpi;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Thắt lưng;

+ Giầy da;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Biển tên;

+ Ca vát.

– Trang phục học sinh giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục hè;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Giầy vải;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Thắt lưng;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

  1. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chỉ thị 12-CT/TWngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.
  2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
  3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
  4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.
  5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.
  6. Luật an ninh quốc gia, 2004.
  7. Bộ luật hình sự, 2015.
  8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2018.
  9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.
  10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.
  11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.
  12. Luật biển Việt Nam, 2012.
  13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.
  14. Luật phòng, chống ma túy, 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
  15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11ngày 17/03/2003của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm.
  16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.
  17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CPngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.
  18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
  19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CPngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CPngày 15/05/2018quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
  21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐTngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
  22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐTngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.
  23. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐTngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
  24. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.
  25. Học viện chính trị: Phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.
  26. Giáo trình Giáo dục an ninh – trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.
  27. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.
  28. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997./.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: TIN HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Tin học

Mã môn học: MC-MH05

Thời gian thực hiện: 45 giờ (lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 29 giờ; kiểm tra: 1 giờ).

  1. Vị trí, tính chất của môn học
  2. Vị trí:

Môn học Tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp.

  1. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về máy tính, công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.

  1. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được một số nội dung trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:

  1. Về kiến thức

Trình bày được được một số kiến thức về công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet.

  1. Về kỹ năng
  • Nhận biết được các thiết bị cơ bản của máy tính, phân loại phần mềm;
  • Sử dụng được hệ điều hành Windows để tổ chức, quản lý thư mục, tập tin trên máy tính và sử dụng máy in;
  • Sử dụng được phần mềm soạn thảo để soạn thảo được văn bản đơn giản theo mẫu;
  • Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính để tạo trang tínhvà các hàm cơ bản để tính toán các bài toán đơn giản;
  • Sử dụng được phần mềm trình chiếu để xây dựng và trình chiếu các nội dung đơn giản;
  • Sử dụng được một số dịch vụ Internet cơ bản như: Trình duyệt Web, thư điện tử, tìm kiếm thông tin;
  • Nhận biết và áp dụng biện pháp phòng tránh các loại nguy cơ đối với an toàn dữ liệu, mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội, an toàn và bảo mật, bảo vệ thông tin.
  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
  • Nhận thức được tầm quan trọng, có trách nhiệm trong việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;
  • Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng một số nội dung trong chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT Tên chương, mục Tổng số Thời gian (giờ)
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Chương I. Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản 4 3 1  
2 Chương II. Sử dụng máy tính cơ bản 4 2 2  
3 Chương III. Xử lý văn bản cơ bản 15 3 12  
4 Chương IV. Sử dụng bảng tính cơ bản 9 3 6  
5 Chương V. Sử dụng trình chiếu cơ bản 8 2 6  
6 Chương VI. Sử dụng Internet cơ bản 4 2 2  
7 Kiểm tra 1     1
  Tổng cộng 45 15 29 1
  1. Nội dung chi tiết

Chương I. HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày được một số kiến thức cơ bản về máy tính, phần mềm, biểu diễn thông tin trong máy tính;

– Nhận biết được các thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.

  1. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về máy tính

2.1.1. Thông tin và xử lý thông tin

2.1.1.1. Thông tin

2.1.1.2. Dữ liệu

2.1.1.3. Xử lý thông tin

2.1.2. Phần cứng

2.1.2.1. Đơn vị xử lý trung tâm

2.1.2.2. Thiết bị nhập

2.1.2.3. Thiết bị xuất

2.1.2.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ

2.2. Phần mềm

2.2.1. Phần mềm hệ thống

2.2.2. Phần mềm ứng dụng

2.2.3. Một số phần mềm ứng dụng thông dụng

2.2.4. Phần mềm nguồn mở

2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ

Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, phần mềm tiện ích, tiếng Việt trong máy tính, máy in;

– Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Tạo và xóa được thư mục, tập tin; sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.

  1. Nội dung

2.1. Làm việc với hệ điều hành

2.1.1. Windows là gì?

2.1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

2.1.3. Desktop

2.1.4. Thanh tác vụ (Taskbar)

2.1.5. Menu Start

2.1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng

2.1.7. Chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng

2.1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng

2.1.9. Sử dụng chuột

2.2. Quản lý thư mục và tập tin

2.2.1. Khái niệm thư mục và tập tin

2.2.2. Xem thông tin, di chuyển, tạo đường tắt đến nơi lưu trữ thư mục và tập tin

2.2.3. Tạo, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập tin

2.2.4. Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mục

2.2.5. Xóa, khôi phục tập tin và thư mục

2.2.6. Tìm kiếm tập tin và thư mục

2.3. Một số phần mềm tiện ích

2.3.1. Phần mềm nén, giải nén tập tin

2.3.2. Phần mềm diệt virus

2.4. Sử dụng tiếng Việt

2.4.1. Các bộ mã tiếng Việt

2.4.2. Cách thức nhập tiếng Việt

2.4.3. Chọn phần mềm nhập tiếng Việt

2.5. Sử dụng máy in

2.5.1. Lựa chọn máy in

2.5.2. In

 

Chương III. XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN

Thời gian: 15 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về văn bản và xử lý văn bản, sử dụng phần mềm Microsoft Word trong soạn thảo văn bản;

– Sử dụng được phần mềm soạn thảo Microsoft Word để soạn thảo được văn bản đơn giản theo mẫu, in được văn bản.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm văn bản và xử lý văn bản

2.1.1. Khái niệm văn bản

2.1.2. Khái niệm xử lý văn bản

2.2. Sử dụng Microsoft Word

2.2.1. Giới thiệu Microsoft Word

2.2.1.1. Mở, đóng Microsoft Word

2.2.1.2. Giới thiệu giao diện Microsoft Word

2.2.2. Thao tác với tập tin Microsoft Word

2.2.2.1. Mở một tập tin có sẵn

2.2.2.2. Tạo một tập tin mới

2.2.2.3. Lưu tập tin

2.2.2.4. Đóng tập tin

2.2.3. Định dạng văn bản

2.2.3.1. Định dạng văn bản (Text)

2.2.3.2. Định dạng đoạn văn

2.2.3.2.1. Định dạng đoạn (Paragraph)

2.2.3.2.2. Định dạng Bullets, Numbering

2.2.3.2.3. Thiết lập điểm dừng (Tab)

2.2.3.2.4. Định dạng khung và nền (Borders and Shading)

2.2.3.3. Kiểu dáng (Style)

2.2.3.4. Chèn (Insert) các đối tượng vào văn bản

2.2.3.4.1. Bảng (Table)

2.2.3.4.2. Chèn hình ảnh (Picture)

2.2.3.4.3. Chèn chữ nghệ thuật (WordArt)

2.2.3.4.4. Chèn ký tự đặc biệt

2.2.3.4.5. Chèn đối tượng Shapes

2.2.3.5. Hộp văn bản (Textbox)

2.2.3.6. Tạo tiêu đề trang (Header & Footer)

2.2.4. In văn bản

Chương IV. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; về sử dụng phần mềm Microsoft Excel;

– Sử dụng được phần mềm Microsoft Excel để tạo bảng tính, trang tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để tính toán các bài toán đơn giản.

  1. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)

2.2.1. Khái niệm bảng tính

2.2.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường

2.2. Sử dụng Microsoft Excel

2.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel

2.2.1.1. Mở, đóng phần mềm

2.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel

2.2.2. Thao tác trên tập tin bảng tính

2.2.2.1. Mở tập tin bảng tính

2.2.2.2. Lưu bảng tính

2.2.2.3. Đóng bảng tính

2.3. Thao tác với ô

2.3.1. Các kiểu dữ liệu

2.3.2. Cách nhập dữ liệu

2.3.3. Chỉnh sửa dữ liệu

2.3.3.1. Xóa dữ liệu

2.3.3.2. Khôi phục dữ liệu

2.4. Làm việc với trang tính (Worksheet)

2.4.1. Dòng và cột

2.4.1.1. Thêm dòng và cột

2.4.1.2. Xoá dòng và cột

2.4.1.3. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột

2.4.2. Trang tính

2.4.2.1. Tạo, xóa, di chuyển, sao chép các trang tính

2.4.2.2. Thay đổi tên trang tính

2.4.2.3. Mở nhiều trang tính

2.4.2.4. Tính toán trên nhiều trang tính

2.5. Biểu thức và hàm

2.5.1. Biểu thức số học

2.5.1.1. Khái niệm biểu thức số học

2.5.1.2. Tạo biểu thức số học đơn giản

2.5.1.3. Các lỗi thường gặp

2.5.2. Hàm

2.5.2.1. Khái niệm hàm, cú pháp hàm, cách nhập hàm

2.5.2.2. Toán tử so sánh =, < , >

2.5.2.3. Các hàm cơ bản (SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT, COUNTA, ROUND)

2.5.2.4. Hàm điều kiện IF

2.5.2.5. Các hàm ngày (DAY, MONTH, YEAR)

2.5.2.6. Các hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP)

2.6. Định dạng ô, dãy ô

2.6.1. Định dạng kiểu số, ngày, tiền tệ

2.6.2. Định dạng văn bản

2.6.3. Căn chỉnh, hiệu ứng viền

2.7. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính

2.7.1. Trình bày trang tính để in

2.7.2. Kiểm tra và in

2.7.3. Phân phối trang tính

Chương V. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

Thời gian: 8 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và phần mềm Microsoft PowerPoint trong việc thiết kế và trình chiếu thông tin;

– Sử dụng được phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint để soạn thảo nội dung, thiết kế và trình chiếu một số nội dung đơn giản.

  1. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình

2.1.1. Khái niệm bài thuyết trình

2.1.2. Các bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình

 

2.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint

2.2.1. Các thao tác tạo trình chiếu cơ bản

2.2.1.1. Giới thiệu Microsoft PowerPoint

2.2.1.2. Tạo một bài thuyết trình cơ bản

2.2.1.3. Các thao tác trên slide

2.2.1.4. Chèn Picture

2.2.1.5. Chèn Shapes, WordArt và Textbox

2.2.1.6. Chèn Table, Chart, SmartArt

2.2.2. Hiệu ứng, trình chiếu và in bài thuyết trình

2.2.2.1. Tạo các hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng

2.2.2.2. Tạo các hiệu ứng chuyển slide

2.2.2.3. Cách thực hiện một trình diễn

2.2.2.4. Lặp lại trình diễn

2.2.2.5. In bài thuyết trình

Chương VI. SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

– Trình bày sơ lược được một số kiến thức cơ bản về Internet, WWW (World Wide Web), các thao tác với thư điện tử;

– Sử dụng được các thao tác đơn giản trong trình duyệt Web, nhận và soạn thảo trả lời thư điện tử; tìm kiếm thông tin.

– Nhận biết và thực hiện được các biện pháp an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng các thiết bị, trang thông tin liên quan đến Internet.

  1. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về Internet

2.1.1. Tổng quan về Internet

2.1.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)

2.2. Khai thác và sử dụng Internet

2.2.1. Sử dụng trình duyệt Web

2.2.3. Thư điện tử (Email)

2.2.3. Tìm kiếm thông tin (Search)

2.2.4. Bảo mật khi làm việc với Internet

2.3. Kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin trên mạng

2.3.1. Nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin

2.3.2. Tác dụng và hạn chế chung của phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng

2.3.3. An toàn thông tin khi sử dụng các loại thiết bị di động và máy tính trên internet

2.3.4. An toàn khi sử dụng mạng xã hội

 

  1. Điều kiện thực hiện môn học
  2. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng
  • Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy). Phòng được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa.
  • Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính).
  • Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, bút bảng.
  1. Trang thiết bị máy móc
  • Máy tính cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office (Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint), phần mềm tiện ích và có kết nối Internet.
  • Các thiết bị phần cứng máy tính gồm: Mainboard, CPU, Ram, Ổ cứng, Card màn hình, Card âm thanh, Card mạng, Vỏ máy tính, Nguồn máy tính, Màn hình, Bàn phím, Chuột, Loa.
  • Có một máy server quản lý toàn bộ máy con có kết nối mạng LAN và một máy cho giáo viên.
  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
  • Giáo trình, bài giảng, hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo.
  1. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

  1. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH. Ngoài ra, Hiệu trưởng quy định cụ thể và quyết định miễn trừ học tập môn học như sau:

– Miễn trừ học tập môn học đối với người học có:

+ Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình trung học phổ thông.

Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2020, tầm nhìn 2025”.
  2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”.
  3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
  4. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
  5. Thông tư số 44/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
  6. Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ Thị Phương Nga, Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
  7. Huyền Trang, Sử dụng Internet an toàn, NXB Phụ nữ, 2014.
  8. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Microsoft Word, NXB Thanh Niên, 2016.
  9. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Excel, NXB Thanh Niên, 2017.
  10. Joan Lambert and Curtis Frye, Microsoft Office 2016 Step by Step 1st Edition, Microsoft, 2015.
  11. Peter Weverka, Office 2016 All-In-One For Dummies 1st Edition, John Wiley & Sons, 2016./.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC:NGOẠI NGỮ (TIẾNG ANH)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Mã môn học: MC-MH06

Thời gian thực hiện: 90 giờ, (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ).

  1. Vị trí, tính chất của môn hc
  2. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
  3. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh này bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.
  4. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chương trình ở trình độ trung cấp, người học đạt được trình độ năng lực Tiếng Anh Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:

  1. Về kiến thức

Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại và quá khứ, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; nhận biết được các từ vựng về giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt và kỳ nghỉ.

  1. Về kỹ năng
  2. a) Kỹ năng nghe: Theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận các thông tin về các chủ đề liên quan đến thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ vật trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
  3. b) Kỹ năng nói: Đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, trình bày sở thích, đặt câu hỏi về số lượng, trình bày về những ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
  4. c) Kỹ năng đọc: Đọc hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các chủ đề thông qua các bài đọc có liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các món ăn và thức uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích.
  5. d) Kỹ năng viết: Viết được những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích.
  6. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

– Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT Tên đơn vị bài học Tổng số Thời gian (giờ)
Lý thuyết Thực hành, thảo luận, bài tập Kiểm tra
1 Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends) 9 3 6  
2 Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time) 9 3 6  
3 Bài 3: Địa điểm (Places) 9 3 6  
4 Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food and drink) 9 3 6  
5 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) 9 3 4 2
6 Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions) 9 3 6  
7 Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation) 9 3 6  
8 Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities) 9 3 6  
9 Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests) 9 3 6  
10 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) 9 3 4 2
  Tổng cộng 90 30 56 4
  1. Nội dung chi tiết như sau:

Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mc tiêu

– Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;

– Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ định;

– Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;

– Nói về bản thân và gia đình;

– Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;

– Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Gia đình;

2.1.2. Nghề nghiệp;

2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Động từ “to be”;

2.2.2. Tính từ sở hữu;

2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;

2.2.4. Thì hiện tại đơn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;

2.3.2. Bài tập True/False.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;

2.4.2. Hỏi và trả lời.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;

2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).

Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RI (LEISURE TIME)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mc tiêu

– Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often…?;

– Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;

– Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

– Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

– Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;

– Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các môn thể thao;

2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;

2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;

2.2.3. Cấu trúc How often…?.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;

2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.4. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).

Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mc tiêu

– Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;

– Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

– Hỏi đường và chỉ đường;

– Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;

– Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;

2.1.2. Các tính từ thông dụng;

2.1.3. Các đồ vật trong nhà;

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;

2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Da Nang City – a worth-living city in Viet Nam;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG (FOOD AND DRINK)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mc tiêu

– Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;

– Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

– Hỏi về số lượng;

– Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;

– Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

Các loại thực phẩm và đồ uống.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;

2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;

2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;

2.2.4. Cấu trúc Would like.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

2.3.2. Bài tập True/False;

2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;

2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;

2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt (tối thiểu 50 từ).

Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu

– Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian (prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;

– Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

– Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

– Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt Nam;

– Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;

2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;

2.1.3. Quần áo và màu sắc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại đơn;

2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;

2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Thảo luận.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).

Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu

– Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;

– Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

– Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

– Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;

– Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;

2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;

2.2.4. Động từ hợp quy tắc.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu

– Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;

– Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

– Nói về các hoạt động hàng ngày;

– Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;

– Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;

2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.2. To infinivive and Gerund.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A letter;

2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).

Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)

Thời gian: 9 giờ

  1. Mc tiêu

– Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous) các từ vựng về sở thích, các môn thể thao đi chung với động từ: play, go do;

– Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

– Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

– Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;

– Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.

  1. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Sở thích;

2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;

2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).

  1. Điều kin thực hiện môn hc
  2. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng
  • Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;
  • Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;
  • Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).
  1. Trang thiết bị máy móc

Máy chiếu, hệ thống âm thanh.

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.

  1. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá
  2. Nội dung

1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.

1.2. Về kỹ năng:

  • Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích theo yêu cầu.
  • Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt theo yêu cầu.
  • Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.
  • Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng đơn vị giáo dục, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học
  2. Phạm vi áp dụng môn học

Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để giảng dạy.

Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học cơ sở bắt buộc học toàn bộ chương trình môn học này. Người học là đối tượng tuyển sinh hệ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc đã thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình này và chương trình học trung học phổ thông mà người học đã hoàn thành để xem xét, quyết định điều chỉnh chương trình môn học cho phù hợp, bảo đảm đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học.

  1. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học
  2. a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh

Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:

  • Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 1 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.
  1. b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tập

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  1. c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.
  2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
  • Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.
  • Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.
  • Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
  • Bên cạnh việc học 90 giờ trên lớp, giáo viên nên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 110 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt năng lực A1 theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp.
  1. Tài liệu tham khảo
  • Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
  • Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.
  • Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
  • Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.
  • Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.
  • Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.
  • Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: MỸ THUẬT CƠ BẢN

Mã môn học:MH07

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 27 giờ; Thi/ Kiểm tra: 3 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Môn học được bố trí sau các môn học chung và được học trước các môn học cơ sở về đồ hoạ.

– Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc.

  1. Mục tiêu môn học:

– Về kiến thức:

+Trình bày được kiến thức về tạo hình mỹ thuật, kiến thức về đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan

+ Trình bày được về hình trong các tác phẩm mỹ thuật

+ Trình bày được về chất liệu sản phẩm và bề mặt của hình dạng.

+ Ứng dụng được màu sắc, dải màu và kỹ thuật pha trộn màu.

+ Kết hợp được khối và không gian trong tác phẩm mỹ thuật.

– Về kỹ năng:

+ Thể hiện được các yếu tố mỹ thuật

+ Vẽ được các đường, hình, khối theo yêu cầu

– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tự giác trong học tập.

+ Thực hiện công việc năng động, sáng tạo, có tinh thần làm việc tập thể

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số

TT

Tên chương, mục Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Chương 1. Giới thiệu về mỹ thuật

1. Các yêu cầu mỹ thuật

2. Các đối tượng mỹ thuật

5

 

 

5

 

 

 

 

 

 
2 Chương 2 Hình

1. Hình và thể hiện hình

2.Các nguyên tắc tổ chức hình

10

 

3

 

7

 

 

 

3 Chương 3. Đường

1.Đặc tính của đường

2.Đường và các thành phần mỹ thuật

3. Thể hiện đường

9

 

9

 

 

 

 
4 Chương 4. Hình dạng

1. Xác định dạng

2. Nguyên tắc thiết kế dạng

3. Dạng và nội dung

5

 

2

 

3

 

 
5 Chương  5. Mức độ

1. Mối quan hệ về mức độ

2. Thể hiện mức độ

3. Giá trị của mức độ

9

 

3

 

6

 

 
6 Chương 6. Chất liệu

1. Các mẫu chất liệu

2. Chất liệu và không gian

5

 

2

 

3

 

 

 

7 Chương 7. Màu sắc

1. Đặc tính của màu và cân đối màu

2. Ánh sáng

5

 

2 3

 

 

 

8 Chương  8. Không gian

1. Nhận thức không gian

2. Dạng chính của không gian

3. Thuộc tính của không gian

4. Không gian và các yếu tố mỹ thuật

9

 

4

 

5

 

 
  Kiểm tra 3     3
Tổng cộng 60 30 27 3
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Giới thiệu về mỹ thuật                                 Thời gian: 5 giờ   

  1. Mục tiêu:

– Người học trình bày được khái niệm cơ sở về mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật và các đối tượng của mỹ thuật

  1. Nội dung chương:

2.1. Các yêu cầu mỹ thuật

2.1.1 Khái niệm về mỹ thuật

2.1.2 Yêu cầu mỹ thuật

2.2. Các đối tượng mỹ thuật

2.2.1 Hội hoạ

2.2.2 Kiến trúc

2.2.3 Điện ảnh

Chương 2: Hình                                                            Thời gian: 10 giờ 

  1. Mục tiêu:

– Trình bày được các khái niệm cơ sở về hình trong các tác phẩm mỹ thuật

– Vận dụng được các quy tắc trong hình học mỹ thuật trong các hình họa cụ thể

  1. Nội dung chương:

2.1. Hình và thể hiện hình

2.1.1. Định nghĩa về hình

2.1.2. Các cách thể hiện hình

2.2. Các nguyên tắc tổ chức hình

2.2.1. Tự do

2.2.2. Đăng đối

Chương 3: Đường                                                         Thời gian: 9 giờ   

  1. Mục tiêu:

– Khái niệm về đường, nét và phương pháp xác định đường trong tác phẩm mỹ thuật

  1. Nội dung chương:

2.1. Đặc tính của đường

2.1.1. Đặc tính trơn

2.1.2. Đặc tính thô

2.1.3. Đặc tính dày

2.1.4. Đặc tính mỏng

2.2. Đường và các thành phần mỹ thuật

2.2.1. Đường trong kiến trúc

2.2.2. Đường trong hội hoạ

2.2.3. Đường trong điện ảnh

2.3. Thể hiện đường

2.3.1. Đường trong mặt phẳng

2.3.2. Đường trong không gian

Chương 4 Hình dạng                                                    Thời gian: 5 giờ  

  1. Mục tiêu:

– Nhận biết về hình dạng và cách xác định hình dạng của các đối tượng đồ họa.

  1. Nội dung chương:

2.1. Xác định dạng

2.1.1 Định nghĩa dạng

2.1.2 Cách xác định dạng

2.2. Nguyên tắc thiết kế dạng

2.2.1 Kết hợp

2.2.2.Giao cắt

2.3. Dạng và nội dung

2.3.1 Hình dạng tạo nội dung

2.3.2 Hình dạng bổ trợ cho nội dung

Chương 5: Mức độ                                                        Thời gian: 9 giờ  

  1. Mục tiêu: Thể hiện mức độ tác động của các yếu tố trong tác phẩm mỹ thuật.
  2. Nội dung chương:

2.1. Mối quan hệ về mức độ

2.1.1 Định nghĩa mức độ

2.1.2 Hiệu ứng thị giác của mức độ

2.2. Thể hiện mức độ

2.2.1 Mức độ trong không gian 2 chiều

2.2.2 Mức độ trong không gian 3 chiều

2.3. Giá trị của mức độ

2.3.1 Giá trị với thị giác

2.3.2 Giá trị với cảm giác

Chương 6: Chất liệu                                                               Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu: Khái niệm các kiến thức cơ sở về chất liệu sản phẩm và bề mặt của hình dạng.
  2. Nội dung chương:

2.1. Các mẫu chất liệu

2.1.1 Định nghĩa về chất liệu

2.1.2 Chất liệu tự nhiên

2.1.3 Chất liệu nhân tạo

2.2. Chất liệu và không gian

2.2.1 Chất liệu trong không gian 2 chiều

2.2.2 Chất liệu trong không gian 3 chiều

Chương 7: Màu sắc                                                                 Thời gian: 5 giờ   

  1. Mục tiêu: Khái niệm các kiến thức cơ bản về màu sắc, dải màu và kỹ thuật pha trộn màu.
  2. Nội dung chương:

2.1. Đặc tính của màu và cân đối màu

2.1.1 Tính nóng của màu sắc

2.1.2 Tính lạnh của màu sắc

2.1.3 Tính trung tính của màu sắc

2.2. Ánh sáng

2.2.1 Ánh sáng tạo ra màu sắc

2.2.2 Ánh sáng tác động lên màu sắc

Chương 8: Không gian                                                           Thời gian: 9 giờ   

  1. Mục tiêu: Khái niệm các kiến thức cơ bản về khối và không gian trong tác phẩm mỹ thuật.
  2. Nội dung chương:

2.1. Nhận thức không gian

2.1.1 Định nghĩa về không gian

2.1.2 Giới hạn của không gian

2.2. Dạng chính của không gian

2.2.1 Không gian hai chiều

2.2.2 Không gian ba chiều

2.3. Thuộc tính của không gian

2.3.1 Không gian mở

2.3.2 Không gian đóng

2.4. Không gian và các yếu tố mỹ thuật

2.4.1 Không gian trong hội hoạ

2.4.2 Không gian trong kiến trúc

2.4.3 Không gian trong điện ảnh

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện môn học

  1. Trang thiết bị máy móc:

– Máy chiếu.

– Máy tính

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Phấn, giấy A4.

– Các loại giấy A4, A3, A1… , Croky

– Bút chì, tẩy, bảng vẽ, màu nước, bút lông, bảng pha màu, bay trộn màu

– Giá vẽ

  1. Các điều kiện khác:
  2. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Các yếu tố trong tác phẩm mỹ thuật

+ Không gian mỹ thuật

– Kỹ năng:

Đánh giá kỹ năng thực hành của người học:

  • Nhận biết tác phẩm mỹ thuật

+  Sáng tác

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành vẽ trên giấy

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên giấy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

+ Cần rèn luyện kỹ năng tạo hình, bố cục tác phẩm mỹ thuật.

+ Giáo dục thẩm mĩ.

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Quân, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hoá và thông tin, 2016

[2] Otto G. Ocvirk, et al., Art Fundamentals: theory and practice, NXB McGraw-Hill, 2012

[3] Osborne McGrawHill Ed., Tay Vaughan, Multimedia. Making it work, 2008

[4] Andy Finney, Managing Multimedia, Elaine England, Addison Wesley Ed., 2 ed., 2009

[5] Nguyễn Thị Phương Lan, Giáo trình Mỹ thuật cơ bản,  ĐHQG TP HCM- 2016

[7] HS Gia Bảo, Mỹ thuật cơ bản và nâng cao, NXB Mỹ thuật- 2017.

[8] Phạm Thị Chính, Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, NXB ĐHSP- 2013

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: ĐỒ HỌA CĂN BẢN

Mã mô đun:MĐ08

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ; Thi/ Kiểm tra:  03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

– Vị trí: mô đun được bố trí sau các môn học chung; sau môn Mỹ thuật cơ bản.

– Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.

  1. Mục tiêu mô đun:

Kiến thức:

+ Khái niệm cơ bản về đồ hoạ

+ Trình bày được lý thuyết về kỹ thuật đồ họa

+ Nhận biết được các công cụ, lệnh trong phần mềm CorelDraw

Kỹ năng:

+ Thực hành các kỹ năng cơ bản về đồ hoạ

+ Vận dụng được các công cụ và lệnh trong phần mềm để thiết kế

+ Sử dụng thành thạo các công cụ: thiết kế, triển khai sản phẩm đồ họa

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tự giác trong học tập.

+ Sáng tạo các bài vẽ thiết kế

+ Thực hiện công việc năng động, sáng tạo, có tinh thần làm việc tập thể

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số

TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Giới thiệu về Corel Draw 3 2 1  
2 Bài 2: Nhóm công cụ tạo hình cơ bản và hỗ trợ vẽ chính xác 15 3 12  
3 Bài 3: Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi đối tượng 14 3 11  
4 Bài 4: Màu tô và tạo ký tự trong bản vẽ 15 3 12  
5 Bài 5: Tạo các hiệu ứng đặc biệt trong corel 9 1 8  
6 Bài 6: Làm việc với ảnh bitmap 10 2 7  
7 Bài 7: Nhập xuất và in hình trong corel 6 1 5  
  Kiểm tra 3     3
Tổng cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Giới thiệu về Corel Draw                                             Thời gian: 3giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Khái niệm các khái niệm về đối tượng đồ họa

+ Phân biệt đối tượng đồ họa và bítmap

+ Khởi tạo phần mềm thiết kế

  1. Nội dung bài:

2.1. Khái niệm về Corel Draw

2.1.1.Khái niệm

2.1.2.Đặc điểm của chương trình CorelDraw

2.1.3.Giới thiệu về ảnh đồ họa Vector

2.2. Làm việc với Corel Draw

2.2.1.Khởi Động CorelDraw

2.2.2.Màn hình làm việc

2.2.3.Làm việc với file

2.3. Định dạng giấy vẽ

Bài 2: Nhóm công cụ tạo hình cơ bản và hỗ trợ vẽ chính xác    Thời gian: 15 giờ

1 Mục tiêu của bài: Vận dụng các công cụ vẽ vào thiết kế các đối tượng

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản

2.1.1. Công cụ vẽ đường thẳng

2.1.2. Công cụ vẽ đường tròn, hình chữ nhật, hình đa giác, hình sao, hình xoắn ốc

2.1.3.Công cụ vẽ các hình cơ bản

2.1.4. Các công cụ vẽ

2.2. Công cụ Pick Tool

2.3. Nhóm công cụ hỗ trơ vẽ chính xác

2.3.1. Lưới điểm –Grid

2.3.2. Công cụ Zoom Tool

2.3.3. Đường gióng Guide Line

2.4. Tô màu và đường viền cho đối tượng

2.4.1.Tô màu đối tượng

2.4.2.Tô đường viền cho đối tượng

2.5. Công cụ Outline Tool – thay đổi đường viền cho đối tượng

Bài 3: Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi đối tượng  Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài: Áp dụng các lệnh hiệu chỉnh, biến đổi để thiết kế đối tượng
  2. Nội dung bài:

2.1. Nhóm và bỏ nhóm đối tượng

2.1.1.Lệnh GROUP (Nhóm)

2.1.2.Lệnh Ungroup( rã nhóm)

2.2. Lệnh Combine – bỏ phần giao nhau của các đối tượng

2.2.1.Chức năng

2.2.2.Cách thực hiện

2.3. Lệnh Break Apart – tác các đối tượng sau khi Combine

2.3.1.Chức năng

2.3.2.Cách thực hiện

2.4. Nhóm lệnh Order – ẩn hiện các đối tượng

2.4.1.Chức năng

2.4.2.Cách thực hiện

2.5. Nhóm lệnh Align and Distribute – canh chỉnh đối tượng

2.5.1.Chức năng

2.5.2.Cách thực hiện

2.6. Nhóm lệnh Tranformation –Thay đổi chính xác đối tượng

2.6.1. Lệnh Position

2.6.2.Lệnh Rotate

2.6.3. Lệnh Scale

2.6.4.Lệnh Size

2.6.5.Lệnh Skew

2.7. Nhóm lệnh Shaping

2.7.1. Lệnh Weld

2.7.2.Lệnh Trim

2.7.3. Lệnh Intersect

Bài 4: Màu tô và tạo ký tự trong bản vẽ

Thời gian: 15 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Khái niệm kiến thức về màu, không gian màu dùng trong đồ họa.

+ Ứng dụng các phương pháp tô màu vào bản vẽ

+ Tạo được các ký tự nghệ thuật, đưa chữ chạy theo đường dẫn

  1. Nội dung bài:

2.1. Sơ lược về mô hình màu

2.1.1.Mô hình màu RGB

2.1.2. Mô hình màu CMYK

2.1.3.Mô hình màu HSB

2.2. Các phương pháp tô màu

2.2.1.Tô màu đồng nhất

2.2.2.Tô màu chuyển sắc

2.2.3.Tô màu theo mẫu

2.2.4.Tô màu theo lưới

2.3. Tạo ký tự và tạo hiệu ứng ký tự trong bản vẽ

2.3.1.Công cụ tạo chữ

2.3.2.Định dạng chữ

2.3.3.Đưa chữ vào đường dẫn

Bài 5: Tạo các hiệu ứng đặc biệt trong corel

Thời gian: 09 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Vận dụng các hiệu ứng như tạo bóng đổ, bóp méo, đưa đối tượng vào bên trong đối tượng khác, tạo phối cảnh, tạo hình khối 3D để thiết kế đối tượng

  1. Nội dung bài:

2.1. Hiệu ứng Blend

2.1.1.Chức năng

2.1.2.Cách tạo hiệu ứng

2.2. Hiệu ứng Contourn

2.2.1.Chức năng

2.2.2.Cách tạo hiệu ứng

2.3. Hiệu ứng Extrude

2.3.1.Chức năng

2.3.2.Cách tạo hiệu ứng

2.4. Hiệu ứng Envelope

2.4.1.Chức năng

2.4.2.Cách tạo hiệu ứng

2.5. Hiệu ứng Lens

2.5.1.Chức năng

2.5.2.Cách tạo hiệu ứng

2.6. Hiệu ứng Drop Shadow

2.6.1.Chức năng

2.6.2.Cách tạo hiệu ứng

2.7. Hiệu ứng PowerClip

2.7.1.Chức năng

2.7.2.Cách tạo hiệu ứng

2.8. Hiệu ứng Distortions

2.8.1.Chức năng

2.8.2.Cách tạo hiệu ứng

2.9. Hiệu ứng Add perspective – tạo phối cảnh cho đối tượng

2.9.1.Chức năng

2.9.2.Cách tạo hiệu ứng

Bài 6: Làm việc với ảnh bitmap

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Áp dụng lệnh chuyển đổi từ vector sang bitmap và ngược lại để chỉnh sửa đối tượng

+ Áp dụng các hiệu ứng vào đối tượng bitmap

  1. Nội dung bài:

2.1. Lệnh Convert to Bitmap

2.1.1.Chức năng

2.1.2.Cách tạo hiệu ứng

2.2. Lệnh Edit Bitmap

2.2.1.Chức năng

2.2.2.Cách tạo hiệu ứng

2.3. Lệnh Convert to

2.3.1.Chức năng

2.3.2.Cách tạo hiệu ứng

2.4. Lệnh 2D Effects

2.4.1.Chức năng

2.4.2.Cách tạo hiệu ứng

2.5. Lệnh 3D Effects

2.5.1.Chức năng

2.5.2.Cách tạo hiệu ứng

Bài 7: Nhập xuất và in hình trong Corel

Thời gian: 6 giờ

  1. Mục tiêu của bài: Xuất bản vẽ sang các định dạng khác để in ấn hoặc đưa lên Web
  2. Nội dung bài:

2.1. Nhập file ảnh vào Corel

2.2. Xuất file ảnh từ Corel sang môi trường khác

2.3. In tài liệu

  1. Điều kiện thực hiện mô đun:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun
  3. Trang thiết bị máy móc:

– Máy tính cài đặt phần mềm Corel Draw

–  Máy chiếu.

– Máy in màu khổ A3

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Phấn, giấy A4.

– Giáo trình mô đun Corel Draw

  1. Các điều kiện khác: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện để thực hiện mô đun.
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Khái niệm cho người học các kiến thức cơ bản về đồ hoạ, chuẩn bị kiến thức cho các môn học về kỹ năng đồ hoạ

+ Nhận biết được các công cụ, lệnh trong phần mềm Corel Draw

– Kỹ năng:Đánh giá kỹ năng thực hành của người học:

+ Rèn luyện các kỹ năng cơ bản về đồ hoạ

+ Vận dụng được các công cụ và lệnh trong phần mềm để thiết kế

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tự giác trong học tập.

+ Sáng tạo các bài vẽ thiết kế

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ

luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành

trên máy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp Thiết kế đồ họa.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Lê Thị Thanh Hương, Cơ sở kỹ thuật đồ họa, Giáo trình nội bộ, Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, 2012

[2] Phạm Quang Huy, Phạm Quang Hiển- Giáo trình Corel Draw x7, X8, X9 & 2020 –NXB Thanh niên 2020.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: TIN HỌC VĂN PHÒNG

Mã môn học: MĐ09

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT:
  • Vị trí: Mô đun Tin học văn phòng thuộc môn học cơ sở ngành, học sau các môn học chung và môn Mỹ thuật cơ bản
  • Tính chất: Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghề Thiết kế đồ họa
  1. MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

Hiểu được các chức năng soạn thảo, xử lý văn bản trên Word; hiểu được các chức năng cơ bản của PowerPoint, hiểu được các chức năng cơ bản của Excel, hiểu được các hàm tính toán, thao tác xử lý cơ sở dữ liệu trên Excel.

* Kỹ năng:

– Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để tạo các tài liệu đạt tiêu chuẩn văn phòng.

– Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán được các bài toán đơn giản: tính lương, chấm công, quản l00FD điểm, …

Sử dụng được phần mềm Microsoft Powerpoint để tạo lập các bài thuyết trình phục vụ công việc chuyên môn

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

– Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất tin học.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong Mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Kỹ thuật soạn thảo văn bản 18 3 15
2 Bài 2: Xử lý bảng biểu (Table) 4 1 3  
3 Bài 3: Trộn thư và tạo mục lục tự động 4 1 3  
4 Bài 4: Thiết lập cấu trúc trang và In ấn trong word 3 1 2
5 Bài 5: Làm việc với bảng tính 5 1 4  
Kiểm tra 1 1
6 Bài 6: Hàm và Truy vấn dữ liệu 19 3 16  
7 Bài 7: Tạo đồ thị và in ấn với excel 5 1 4  
8 Bài 8: Tổng quan Powerpoint 3 1 2  
9 Bài 9: Hiệu ứng và Trình diễn 11 3 8  
  Kiểm tra 2     2
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Kỹ thuật soạn thảo văn bản                                         Thời gian: 18 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các bước soạn thảo và định dạng văn bản

– Soạn thảo và định dạng được văn bản theo đúng yêu cầu

– Sử dụng được các đối tượng và hiệu ứng để trình bày văn bản

– Sáng tạo, tích cực trong quá trình luyện tập

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu Microsoft Word

2.2. Các thao tác căn bản trên một tài liệu

2.3. Soạn thảo văn bản

2.4. Định dạng văn bản

2.5. Chèn các đối tượng vào văn bản

2.6. Kiểm tra định kỳ

Bài 2: Xử lý bảng biểu (Table)                                                Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các thao tác với bảng biểu

– Thực hiện được các thao tác tạo và hiệu chỉnh bảng biểu

– Sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập

  1. Nội dung của bài:

2.1. Chèn bảng biểu vào văn bản

2.2. Các thao tác trên bảng biểu

2.3. Thay đổi cấu trúc bảng biểu

Bài 3: Trộn thư và tạo mục lục tự động                                 Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các thao tác với mục lục tự động và trộn thư

– Thực hiện tạo các style văn bản, tạo mục lục cho văn bản và trộn thư theo yêu      cầu

– Sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập

  1. Nội dung của bài:

2.1. Làm mục lục tự động

2.1.1. Định dạng tự động (Style)

2.1.2. Chèn mục lục tự động

2.2. Trộn thư

2.2.1. Thiết lập chức năng trộn thư

2.2.2. Thực hiện chức năng trộn thư

Bài 4: Thiết lập cấu trúc trang và In ấn trong word              Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các thao tác thiết lập cấu trúc trang in, đánh số trang và in ấn

– Thực hiện tạo được tiêu đề trang, đánh số trang và in được tài liệu

– Sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập

  1. Nội dung của bài:

2.1. Thiết lập cấu trúc trang

2.2. Thiết lập Header and Footer cho tài liệu

2.3. Đánh số trang

2.4. In tài liệu

Bài 5: Làm việc với bảng tính                                                 Thời gian 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các thao tác với bảng tính điện tử Excel

– Thực hiện được các thao tác với bảng tính như quản lý wokssheet, các thao tác trên cell, định dạng bảng tính theo yêu cầu

– Sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp

  1. Nội dung của bài:

2.1. Giới thiệu Microsoft Excel

2.1.1. Các thành phần trong cửa sổ Excel

2.1.2. Các kiểu dữ liệu và cách nhập

2.2. Quản lý worksheet

2.2.1. Các thao tác trên worksheet

2.2.2. In Worksheet – Workbook

2.2.3. Thiết lập tùy chọn trong Page Setup

2.3. Thao tác trên Cell

2.3.1. Các thao tác trên cell

2.3.2. Sao chép dữ liệu của một cell hay nhiều cell

2.3.3. Merge – Split Cells

2.3.4. Ẩn/hiện dòng và cột

2.4. Định dạng và các chế độ xem bảng tính

2.4.1. Định dạng chung

2.4.2. Định dạng Cell -Worksheet

2.4.3. Thao tác trên nhiều cửa sổ Workbook

2.4.4. Các chế độ xem workbooks

Bài 6: Hàm và Truy vấn dữ liệu                                             Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được khái niệm về hàm và cú pháp chung của hàm trong Excel

– Phát biểu được định nghĩa, cú pháp của các hàm truy vấn dữ liệu

– Vận dụng được các hàm truy vấn dữ liệu để tính toán được các bài toán thực tế

– Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp

  1. Nội dung của bài:

2.1. Các khái niệm

2.2. Hàm xử lý dữ liệu dạng ngày tháng, thời gian

2.2.1. Hàm ngày tháng

2.2.2. Hàm thời gian

2.3. Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi

2.4. Hàm thống kê

2.5. Hàm logic

2.6. Hàm tìm kiếm và tham chiếu

2.6.1. Hàm Vlookup, Hlookup

2.6.2. Hàm Match, Index

2.7. Nhóm hàm cơ s dữ liệu

2.8. Kiểm tra

Bài 7: Tạo đồ thị và in ấn với excel                                         Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các thao tác tạo đồ thị

– Phát biểu được các chế độ in ấn trong bảng tính Excel

– Tạo được đồ thị dựa trên các số liệu đã có sẵn

– Hiệu chỉnh được bảng tính và in ấn bảng tính

– Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn.

  1. Nội dung của bài:

2.1. Đồ thị

2.2. In ấn trong Exce

Bài 8: Tổng quan Powerpoint                                                Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được khái niệm phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint

– Thực hiện được các thao tác trên trình đơn

– Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, sáng tạo

  1. Nội dung của bài:

2.1 Giới thiệu về Powerpoint

2.2. Các thành phần trong bài thuyết trình

Bài 9: Hiệu ứng và Trình diễn                                                Thời gian: 11 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Phát biểu được cách tạo hiệu ứng cho các đối tượng và cho slide

– Thực hiện trình diễn được nội dung trên các slide

– Thiết kế hoàn chỉnh được bài trình diễn một cách chuyên nghiệp

– Rèn luyện tính tư duy, chuyên nghiệp khi thiết kế trình diễn, tự tin khi thuyết trình

  1. Nội dung của bài:

2.1. Tạo hiệu ứng cho đối tượng

2.1.1. Hiệu ứng cho văn bản

2.1.2. Sao chép hiệu ứng

2.1.3. Sắp xếp trình tự thực thi cho hiệu ứng

2.1.4. Hiệu ứng cho hình ảnh

2.1.5. Hiệu ứng cho SmartArt

2.1.6. Thiết lập hiệu ứng và tùy chọn cho âm thanh và đoạn phim

2.2. Trình diễn slide

2.3. Kiểm tra

  1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học thực hành máy tính
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu projector
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu

– Đề cương, giáo án, bài giảng theo môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình và các tài liệu liên quan khác

–  Mô hình học cụ:

+  Hệ thống bài tập, bài thực hành

+  Bảng quy trình

  1. Các điều kiện khác
  2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
  3. Nội dung:

– Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn.

– Kỹ năng thực hành: Kiểm tra và đánh giá kỹ năng qua các bài thực hành.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Phương pháp đánh giá:

– Học sinh cần có tối thiểu 02 bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra định kỳ

– Hình thức thi hết môn học:

Chọn một trong ba hình thức:

+ Trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút;

+ Thực hành, thời gian làm bài 60 phút;

+ Bài tập lớn, báo cáo bài tập lớn 20 phút.

  1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC
  2. Phạm vi áp dụng môn học

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

– Đối với giáo viên, giảng viên

+ Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và làm các bài tập thực hành

+ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng phần

– Đối với người học

+ Dự lớp đầy đủ, đúng giờ theo qui định

+ Thực hiện các bài tập thảo luận, bài tập nhóm theo sự phân công của Giáo viên

+ Làm các bài kiểm tra định kỳ, bài tập thực hành

  1. Những trọng tâm cần chú ý

Kỹ năng  soạn thảo văn bản, thiết kế bài thuyết trình, xử lý bảng tính excel.

  1. Tài liệu tham khảo
[1] Microsoft Office Word 2013 – IIG Việt Nam – Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

[2] Microsoft Office Excel 2013 – IIG Việt Nam – Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

[3] Microsoft Office PowerPoint 2013 – IIG Việt Nam – Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

Mã mô đun: MĐ10

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 29 giờ; Thi/ Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

– Vị trí: mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn cơ sở, môn học Mỹ thuật cơ bản, Đồ họa căn bản

– Tính chất: Là mô đun cơ sở ngành

  1. Mục tiêu mô đun:

Kiến thức:

+ Sử dụng ý tưởng vào sáng tác Đồ họa và quảng cáo Đồ họa

+ Vận dụng phương tiện của hình ảnh, màu sắc chữ trong thiết kế đồ họa, trong quảng cáo.

Kỹ năng:

+ Xây dựng ý tưởng và thiết kế đồ họa trong quảng cáo sản phẩm, bao bì, thiết kế logo.

+ Áp dụng vào sản phẩm thiết kế quảng cáo

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Sáng tạo

+ Chủ động thực hành.

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số

TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1. Ý tưởng trong thiết kế đồ họa 6 2 4  
2 Bài 2. Tìm hiều về mẫu quảng cáo 7 2 5  
3 Bài 3. Các phương thức thể hiện ý tưởng 6 3 3  
4 Bài 4. Thể hiện ý tưởng trong quảng cáo 7 3 4  
5 Bài 5. Thiết kế đồ họa trong thực tế 17 4 13  
  Kiểm tra 2     2
  Tổng cộng: 45 14 29 2

2 Nội dung chi tiết :

Bài 1: Ý tưởng trong thiết kế đồ họa                                      Thời gian 6 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Khái niệm được nguồn gốc của ý tưởng

+ Nhận biết được ý tưởng chính là sản phẩm tư duy

+ Vận dụng ý tưởng trong quá trình sáng tạo

+ Sử dụng ý tưởng vào sáng tác đồ họa và quảng cáo sản phẩm

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu ý tưởng

2.2. Ý tưởng trong thiết kế đồ họa

2.3. Ý tưởng mang tính quảng cáo

Bài 2: Tìm hiểu về mẫu quảng cáo                                         Thời gian 7 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nhận biết các mô hình của công ty quảng cáo

+ Vận dụng những yêu tố hình thành nên mẫu quảng cáo

+ Sử dụng phương tiện của hình ảnh, màu sắc chữ trong thiết kế, nội dung tới mẫu quảng cáo.

  1. Nội dung bài:

2.1. Mô hình của các công ty quảng cáo

2.2.Những yếu tố hình thành nên mẫu quảng cáo

2.3. Nhận định mẫu quảng cáo

Bài 3 : Các phương thức thể hiện ý tưởng                              Thời gian 6 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Vận dụng ý tưởng thực hiện một ấn phẩm quảng cáo

+ Ý tưởng được thể hiện qua góc nhìn hình ảnh

+ Sử dụng góc độ của hình ảnh vào quảng cáo

+ Kết hợp giữa hình ảnh và chữ trong thiết kế đồ họa

  1. Nội dung bài:

2.1. Sáng tạo hình ảnh

2.2. Yếu tố được thể hiện ý tưởng trong quảng cáo

Bài 4: Thể hiện ý tưởng trong quảng cáo                               Thời gian 7 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Vận dụng các phương tiện thể hiện ý tượng như vẽ diện đạt tự do hay một hình ảnh mang tính thực tế, mang tính trang trí hay tính minh họa

+ Vận dụng sáng tác chữ trong thiết kế đồ họa, trong quảng cáo

  1. Nội dung bài:

2.1. Phương tiện thể hiện ý tưởng

2.2. Bố cục  chữ trong thiết kế

Bài 5 : Thiết kế đồ họa  trong thực tế                                      Thời gian 17 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nâng cao ý tưởng sáng tác đồ họa

+ Vận dụng các nguyên lý và định luật thị giác (phần mỹ thuật cơ bản)

+ Thực hành từng bước thực hiện makét qua các phương tiện đồ họa từ đơn giản đến phức tạp, đến các phương tiện, tiện ích hơn

+ Xây dựng ý tưởng và thiết kế một số thể dạng đồ họa tiêu biểu

  1. Nội dung bài:

2.1. Khái quát logo, namecard, bì thư

2.2. Bao bì đồ họa

2.3. Tạp chí

2.4. Bìa sách, toàn bộ cuốn sách

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun
  3. Trang thiết bị máy móc:
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Giấy A4, giấy can

– Bút chì, bút lông, tẩy, màu bột

– Các bản vẽ minh họa qua các tạp chí

– Tài liệu hướng dẫn về môn Ý tưởng thiết kế

– Giáo trình hướng dẫn môn Ý tưởng thiết kế

  1. Các điều kiện khác:

– Cho học sinh đi tham quan các nơi có liên quan đến quảng cáo

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá
  2. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Vận dụng các lý thuyết và thực hành của môn Mỹ thuật cơ bản.

+ Vận dụng các phương pháp so sánh, phương pháp tương phản của màu sắc học trong môn Mỹ thuật cơ bản.

Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo bút vẽ thể hiện rõ ràng các loại đường nét, hình, mảng, nền.

+ Sử dụng màu sắc hiệu quả (khi nào dùng gam nóng, khi nào dùng gam lạnh hay sắc độ sáng tối như thế nào cho hợp lý với nội dung cụ thể).

+ Vận dụng kiểu chữ, mảng chữ sao cho phù hợp tác động nhiều hơn đến nội dung đề tài

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Nghiêm túc trong làm bài.

+ Tìm tòi, có nhiều giả thiết cho bài học hơn để làm bài phong phú hơn.

+ Cẩn thận, kiên trì, tự giác.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá qua bài kiểm tra viết, vẽ, làm bố cục.

– Đánh giá kết quả bài thực hành của học sinh trong bài thực hành đạt được.

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải nghiên cứu kỹ bài giảng bám sát nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

  1. Tài liệu tham khảo:
[1] Hoạ sĩ Gia Bảo, Những ý tưởng sáng tạo trong hội họa– NXB Mỹ thuật

[2] Ý tưởng nghệ thuật thiết kế vẽ các loài chim.

[3] Kho tàng thiết kế Mỹ thuật- NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

[4] Roger C.Parker’s, Design and layout 1 và 2– NXBTrẻ.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: XỬ LÝ ẢNH adobe PHOTOSHOP

Mã mô đun: 11

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết:  30 giờ; Thực hành, bài tập, thảo luận: 56 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí: Mô đun này thuộc các mô đun chuyên môn, được bố trí học sau môn học cơ sở

          * Tính chất:

– Là mô đun chuyên môn nghề Thiết kế đồ họa

– Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho vị trí công việc của nghề Thiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

          * Kiến thức

          – Trình bày được các kiến thức chung về ảnh số, các hệ màu trên máy tính

– Sử dụng được những thao tác cơ bản, nâng cao khi làm việc với phần mềm đồ họa  Adobe Photoshop;

– Vận dụng được các nhóm công cụ, kỹ thuật xử lý và biến đổi hình ảnh trong phần mềm Adobe Photoshop;

– Sử dụng các thao tác cơ bản và nâng cao khi tạo ra sản phẩm đồ họa theo yêu cầu: thiết kế banner, poster, chỉnh sửa ảnh…

          * Kỹ năng:

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp xử lý hình ảnh trong phần mềm Adobe Photoshop để xử lý ảnh theo yêu cầu thực tế, phục chế ảnh, lồng ghép ảnh, thiết kế ảnh phức tạp, chỉnh sửa ảnh,…;

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp chỉnh sửa ảnh để tạo ra các sản phẩm đồ họa như: banner, poster quảng cáo, chỉnh sửa và phục chế ảnh chân dung…

– Hoàn thiện được sản phẩm đồ họa theo yêu cầu.

          * Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp, đam mê sáng tạo;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. Nội dung mô đun

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tìm hiểu về ảnh số và môi trường làm việc của Adobe Photoshop 5 2 3
2 Bài 2: Thao tác với  ảnh và vùng chọn 14 5 9
3 Bài 3: Tìm hiểu và làm chủ Layer 10 3 7  
4 Bài 4: Tách ghép ảnh 14 5 9
5 Bài 5: Blend màu và Retouch ảnh 10 3 7
6 Bài 6: Mặt nạ và kênh 9 3 6
Kiểm tra 1 1
7 Bài 7: Bộ lọc ảnh (Filter) và Hiệu ứng ảnh (Effect) 10 3 7
8 Bài 8: Thiết kế với chữ 5 2 3
9 Bài 9: Thiết kế giao diện Web 4 2 2  
10 Bài 10: Xuất file và in file 5 2 3  
  Kiểm tra 3     3
CỘNG 90 30 56 4
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Giới thiệu về ảnh số và môi trường làm việc của Adobe Photoshop

 Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Hiểu rõ những kiến thức cơ bản về ảnh số và các thông số cơ bản về ảnh số, làm quen giao diện photoshop.

+ Tìm hiểu môi trường làm việc của Photoshop, có thể làm chủ và tùy biến không gian làm việc theo ý muốn.

  1. Nội dung bài:

2.1. Phân biệt ảnh bitmap và ảnh vectơ.

2.1.1. Ảnh bitmap

2.1.2. Ảnh vectơ

2.2. Độ phân giải và kích thước ảnh

2.3.Các hệ màu thông dụng.

2.3.1.Hệ CMYK

2.3.2.Hệ RGB

2.3.3..Hệ HSB, LAB

2.4. Giao diện:

2.4.1. Mở tài liệu trong Adobe Photoshop.

2.4.2. Chọn và sử dụng một công cụ trong hộp công cụ.

2.4.3. Thiết lập tùy chọn cho một công cụ chọn lựa bằng thanh Options.

2.4.4. Sử dụng các cách khác nhau để thu phóng một hình ảnh.

2.4.5. Mở và sử dụng một Panel trong bảng Panel.

2.4.6. Tùy biến không gian làm việc.

Bài 2. Thao tác với  ảnh và vùng chọn                                   Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Sử dụng các công cụ được cung cấp để mở, sửa, ghi một file ảnh. Làm chủ các công cụ và lệnh liên quan tới tạo và quản lý vùng chọn.

  1. Nội dung bài:

2.1. Thao tác với tệp ảnh

2.1.1. Mở, đóng và lưu file ảnh.

2.1.2. Hiển thị ảnh trong nhiều cửa sổ

2.2. Hiệu chỉnh kích thước hình ảnh

2.2.1. Hiệu chỉnh Canvas

2.2.2. Xoay và lật hình ảnh

2.2.3. Xén ảnh

2.2.4. Các tuỳ chọn của phục hồi trạng thái hình ảnh.

2.3.Thao tác với công cụ Move

Bài 3. Tìm hiểu và làm chủ Layer                                           Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Hiểu về Layer, các thao tác cách quản lý Layer

– Thực hiện thành thạo các thao tác về layer

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về Layer. Cách tạo Layer

2.2. Sắp xếp, quản lý và tùy biến Layer.

2.3. Chọn, liên kết, nhân bản và gộp Layer

2.4. Áp dụng chế độ hòa trộn cho các layer.

2.5. Áp dụng một Gradient cho một layer.

2.6. Áp dụng một filter cho một layer.

2.7. Thêm một lớp điều khiển.

2.8. Những kỹ thuật layer tiên tiến:

2.8.1. Tạo một tập hợp Layer (Layer Set)

2.8.2. Thêm một Adjustment Layer vào một tấm hình

2.8.3. Nhập layer từ một file .PSD khác.

2.8.4. Thêm layer style cho layer và áp dụng nhiều hiệu ứng cho nhiều layer.

2.8.5. Rasterize layer

2.8.6. Biến Clipping Path thành mask

2.8.7. Flatten và lưu lại một file có nhiều layer để giảm thiểu độ lớn của file.

2.8..8. Sắp xếp các đối tượng lớp trong Image ready

2.8.9. Tạo lập các liên kết bên trong một bức ảnh

Bài 4. Tách ghép ảnh                                                      Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Trình bày và sử dụng thành thạo các phương pháp để tách và ghép ảnh.

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhóm công cụ tạo vùng chọn

2.1.1.Rectangle, Ellipse, Magic Wand, Lasso, Polygonal Lasso

2.1.2.Thêm bớt vùng chọn (Thao tác với phím Shift, Alt)

2.1.3.Tạo vùng viền mờ (Menu Select – Feather, ý nghĩa gán độ viền mờ của một vùng chọn)

2.2. Công cụ Crop

2.3. Công cụ Eraser Tool và Magic Eraser

2.4. Công cụ Pen Vector masks, Paths and shapes

2.4.1. Điểm neo, đường định hướng, điểm hướng và các thông số

2.4.2. Các công cụ tạo và hiệu chỉnh đường

2.5. Công cụ Refine Edge Tool

2.6. Phương pháp tách bằng kênh màu Channel, Blelding mode.

2.7. Ghép ảnh

Bài 5. Blend màu và Retouch ảnh                                              Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày và sử dụng thành thạo các phương pháp để chỉnh sửa ảnh.

+ Nắm vững các thao tác chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số, các kỹ năng hiệu chỉnh màu nâng cao, chỉnh sửa ảnh bị biến dạng và tang chiều sâu cho ảnh…

  1. Nội dung bài:

2.1. Chỉnh sáng tối

2.1.1. Công cụ điều chỉnh  độ sáng tối

2.1.2. Các phương pháp chỉnh sáng tối cho ảnh

2.2.Chỉnh ảnh bẩn

2.2.1. Công cụ chỉnh ảnh bẩn

2.2.2. Các phương pháp chỉnh ảnh bẩn

2.3. Tô màu cho ảnh đen trắng

2.3.1. Công cụ tô màu

2.3.2. Nhóm công cụ chọn màu

2.3.3. Nhóm công cụ đặt màu.

2.3.4. Lấy mẫu

2.3.5. Hộp màu Force Ground

2.3.6. Blending  Mode

2.3.7. Các phương pháp tô màu cho ảnh đen trắng

2.3.8. Chuyển chế độ màu cho ảnh

2.3.9. Phương pháp tô bằng Brush

2.3.10. Phương pháp dùng Quick mask

2.4. Đổi màu cho đối tượng trong ảnh

2.4.1. Công cụ đổi màu cho ảnh

2.4.2. Màu cơ sở và các chế độ trộn màu

2.4.3. Bảng chỉnh màu

2.4.4. Phương pháp đổi màu cho ảnh

2.5. Kỹ thật Blend ảnh

2.6. Retouch ảnh chuyên nghiệp: Portrait, Editorial, Beauty, Conmercial, Creative Retouching

Bài 6. Mặt nạ và kênh                                                              Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Trình bày được nguyên lý và ứng dụng của mặt nạ. Áp dụng thành thục kỹ thuật sử dụng Mặt nạ và Kênh để chỉnh sửa ảnh.

  1. Nội dung bài:

2.1. Mặt nạ & nguyên lý hoạt động của mặt nạ lớp (Layer Mask)

2.1.1.Mặt nạ loại 1: kết hợp vùng chọn với lệnh Add Layer Mask trên bảng Layer

2.1.2. Mặt nạ loại 2: kết hợp vùng chọn, công cụ Brush Tool và lệnh Add Layer Mask trên bảng layer.

2.1.3.Mặt nạ loại 3 (mặt nạ đối tượng): Create Clipping Mask

2.2. Chỉnh sửa

2.2.1.Sử dụng bảng Properties.

2.2.2.Sử dụng Puppet Warp.

2.3. Lưu vùng chọn thành một kênh alpha.

2.4. Tải một kênh thành vùng chọn.

2.5. Hiệu chỉnh chất lượng ảnh dựa vào các kênh màu

2.6. Kỹ thuật dùng kênh Alpha Gray (kênh alpha độ sáng) để hiệu chỉnh ảnh

2.7. Chỉnh ảnh Peppers: dùng kênh độ sáng tô màu 50% Gray với mode Color Dodge.

Bài 7.  Filter – Bộ lọc và Effect – Hiệu ứng                             Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Giới thiệu về bộ lọc Filter, các hiệu ứng trong Layer Style và ứng dụng của chúng.

  1. Nội dung bài:

2.1. Bộ lọc Filter

2.2. Hiệu ứng trong Layer Style

2.3. Cách sử dụng các hiệu ứng lớp

2.4. Biên tập một hiệu ứng lớp riêng

2.5.Tạo hiệu ứng cho Brush

Bài 8 : Thiết kế với chữ                                                           Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

Giới thiệu Text và các hiệu ứng trình bày chữ trong photoshop

  1. Nội dung bài:

2.1. Cách sắp xếp chữ trong bố cục thiết kế

2.2. Tạo một mặt nạ lớp từ text.

2.3. Định dạng text.

2.4. Dàn text trên đường dẫn.

2.5. Tạo và áp dụng Style cho text.

2.6. Hiệu ứng chữ

Bài 9. Thiết kế giao diện Web                                                  Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Các yêu cầu về kỹ thuật đối với ảnh cho web; biết cắt ảnh để xuất trang dạng HTML cơ bản,

+ Biết đặt liên kết cho ảnh, nắm vững các định dạng thông dụng của ảnh cho web và ưu thế của từng định dạng.

  1. Nội dung bài:

2.1. Phân biệt giữa user slices và auto slices.

2.2. Liên kết user slices với các trang hay địa chỉ HTML.

2.3. Tối ưu hóa hình ảnh cho web và lựa chọn chế độ nén tốt nhất.

2.4. Xuất ảnh độ phân giải cao để phóng lớn.

2.5.Thiết kế giao diện website

Bài 10. Xuất file và in ấn                                                         Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài: Biết cách xuất tài liệu phù hợp với quy chuẩn in ấn công nghiệp trên máy in Offset.
  2. Nội dung bài:

2.1. Thiết lập trang in

2.2. Thiết lập các thông số cho việc quản lý màu sắc

2.3. Xác định ảnh RGB, Grayscale, và CMYK để hiển thị, chỉnh sửa và in ấn.

2.4. Chuẩn bị hình ảnh để in trên một máy in PostScript CMYK.

2.5. Lưu hình ảnh như một tập tin EPS CMYK.

2.6. Xuất file cho Web

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun

  1. Trang thiết bị máy móc:

– Máy chiếu, máy tính, máy in

– Phần mềm: Hệ điều hành WINDOWS; Phần mềm Adobe, 2D.

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Giấy A4

– Mực in

– Bài giảng, Video

– Tư liệu cho bài tập thực hành

  1. Các điều kiện khác: Các tài liệu tham khảo, mẫu sản phẩm của các khóa học trước, link hướng dẫn tự học.
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

Kiến thức:

+ Hiểu được về ảnh số

+ Nắm vững các phương pháp xử lý ảnh màu

Kỹ năng:

+ Thao tác thành thục với phần mềm xử lý ảnh

+ Tạo được các sản phẩm như Baner, Poster, Brochure, trang Web,…

-Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tự giác trong học tập.

+ Yêu cầu tính độc lập trong thực hiện bài tập

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun là bài thực hành 60 đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

+ Hoàn thành dự án đúng thời gian qui định

+ In ấn trình bày sản phẩm

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

– Kiến thức về hệ màu, bảng màu.

– Hiệu ứng cọ tô trong Photoshop, nâng cao về thiết kế bố cục và màu sắc cho thiết kế banner, poster, web,…

– Mặt nạ và kênh , tư duy thiết kế sản phẩm, chỉnh màu cho ảnh.

– Thiết kế với chữ (Typographic), tư duy dùng chữ trong thiết kế đồ họa photoshop

  1. Tài liệu tham khảo:
[1] VN Guide, Sử dụng bộ lọc trên Photoshop – NXB Thống kê.

[2] Đỗ Duy Việt, Adobe Photoshop: Xử lý các tính năng chuyên sâu, NXB Thống kê

[3] VN Guide – Hướng dẫn tạo chữ đẹp – NXB Thống kê.

[4] Xử lý ảnh với Adobe Photoshop CC – Phạm Minh Giang – 2016;

[5] Kỹ thuật đồ họa máy tính – Viện Công nghệ thông tin – 2018

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun:THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VỚI INLUSTRATOR

Mã mô đun: MĐ12

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 56 giờ; Thi/ Kiểm tra:  4 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

– Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn học và mô đun liên quan đến đồ hoạ.

– Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. Là mô đun chuyên ngành để rèn luyện kỹ thuật các tạo sản phẩm đồ hoạ.

  1. Mục tiêu mô đun:

Kiến thức:

+ Khái niệm các kiến thức về mỹ thuật 2D và 3D và các kiến thức liên quan đến tạo hình 3D

+ Nhận biết được các công cụ, lệnh trong phần mềm Adobe Illustrator

 Kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng về xây dựng ý tưởng tạo hình khối 2D và 3D

+ Vận dụng được các công cụ và lệnh trong phần mềm để thiết kế

+ Tạo ra sản phẩm đồ họa theo yêu cầu từ sự kết hợp giữa phần mềm Adobe Photoshop và Adobe Illustrator.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Khái niệm thiết kế 2D và Giới thiệu về phần mềm Adobe Illustrator 5 3 2  
2 Bài 2: Công cụ vẽ – Chỉnh sửa – Tạo hình dáng 10 3 7  
3 Bài 3: Làm việc với các vùng chọn 5 2 3  
4 Bài 4: Layer 9 3 6  
5 Bài 5: Màu sắc 5 1 4  
6 Bài 6: Nhóm công cụ Tô – Vẽ 10 3 7  
7 Bài 7: Nhóm công cụ Type 9 3 6  
8 Bài 8: Nhóm công cụ biến đổi 5 2 3  
Kiểm tra 1     1
9 Bài 9: Làm việc với Symbol – Ánh sáng 3D – Flash 9 3 6  
10 Bài 10: Tạo các kiểu hòa trộn 10 3 7  
11 Bài 11: Mặt nạ xén và đường Path phức hợp 4 2 2  
12 Bài 12:  In ấn trong Illustrator 5 2 3  
  Kiểm tra 3     3
CỘNG 90 30 56 4
  1. Nội dung chi tiết:

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ 2D VÀ

GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ADOBE ILLUSTRATOR

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Khái niệm các kiến thức cơ bản về các thành phần trong đồ hoạ 2D

– Phân tích một đối tượng 2D và quy trình tạo một đối tượng 2D

– Khái niệm các kiến thức cơ sở về lý thuyết ảnh 3D, phương pháp mô hình hoá đối tượng 3D.

– Cài đặt được phần mền Adobe Illustrator vào máy tính

– Trình bày được các thao tác với bảng điều khiển, file;

– Thực hiện được các thao tác cơ bản với bảng điều khiển, file.

  1. Nội dung bài:

2.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1. Đường

2.1.2. Hình

2.1.3. Bề mặt

2.1.4. Tỷ lệ

2.1.5. Hệ tọa độ

2.2. Cài đặt Illustrator

2.3. Giao diện làm việc

2.4. Làm việc với File

 

BÀI 2: CÔNG CỤ VẼ – CHỈNH SỬA – TẠO HÌNH DÁNG

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các nhóm công cụ shape, line segment, cắt;

– Lựa chọn được các công vẽ, chỉnh sửa và tạo hình dáng cho đối tượng đồ họa.

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhóm công cụ Shape

2.2. Nhóm công cụ Line Segment

2.3. Chỉnh sửa các đường và hình dáng

2.4. Nhóm công cụ cắt

BÀI 3: LÀM VIỆC VỚI CÁC VÙNG CHỌN

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ tạo vùng chọn;

– Lựa chọn được các công cụ tạo vùng chọn hợp lý cho các loại vùng chọn khác nhau.

  1. Nội dung bài:

2.1. Công cụ Selection

2.2. Công cụ Direct Selection

2.3. Công cụ Group Selection

2.4. Công cụ Magic Wand

2.5. Công cụ Lasso

2.6. Công cụ Eyedropper

BÀI 4: LAYER

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Tổ chức sắp xếp các layer khoa học, hợp lý;

– Thực hiện được các thao tác với layer, hòa trộn, quản lý và tạo hiệu ứng cho layer.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về Layer

2.2. Sử dụng Panel Layer

2.3. Tạo một Layer khuôn mẫu

2.4. Tổ chức lại các Layer

BÀI 5: MÀU SẮC

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ chọn màu sắc;

– Lựa chọn được các mã màu phù hợp với sản phẩm, phù hợp với công nghệ in.

  1. Nội dung bài:

2.1. Panel Color

2.2. Color picker

2.3. Panel Color Guide

2.4. Panel Swatches

BÀI 6: NHÓM CÔNG CỤ TÔ – VẼ

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các nhóm công cụ tô – vẽ trong tạo các đối tượng đồ họa;

– Lựa chọn được các công cụ tô – vẽ phù hợp với từng đối tượng đồ họa.

  1. Nội dung bài:

2.1. Công cụ Pencil

2.2. Công cụ Smooth

2.3. Công cụ Path Eraser

2.4. Công cụ Eraser

2.5. Công cụ Paintbrush

2.6. Công cụ Pen

2.7. Biên tập các đường Path

BÀI 7: NHÓM CÔNG CỤ TYPE

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được nhóm công cụ type;

– Thực hiện được các biến đổi với công cụ type.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu công cụ Type

2.2. Định dạng Type

2.3. Công cụ Area Type

2.4. Công cụ Type on A path

2.5. Công cụ Vertical Type

2.6. Bao text xung quanh một đối tượng

2.7. Làm cong text bằng Envelope Distort

2.8. Căn chỉnh text theo đối đượng

2.9. Thực thi các lệnh Type khác

2.10. Chuyển đổi Type thành các outline

BÀI 8: NHÓM CÔNG CỤ BIẾN ĐỔI

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được nhóm các công cụ biến đổi đối tượng đồ họa;

– Thực hiện được các thao tác biến đổi cho đối tượng đồ họa.

  1. Nội dung bài:

2.1. Các công cụ Transformation

2.2. Panel Transform

2.3. Các lệnh menu Transform

2.4. Pattern và Gradient

BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI SYMBOL – ÁNH SÁNG 3D – FLASH

Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Vận dụng được công cụ Symbol trong tạo sản phẩm đồ họa;

– Thực hiện được các thao tác với Symbol.

  1. Nội dung bài:

2.1. Panel Symbols

2.2. Các thư viện Symbol

2.3. Làm việc với các Symbol

2.4. Các công cụ Symbolism

2.5. Ánh xạ ảnh Symbol vào các đối tượng 3D

2.6. Tích hợp các Symbol với Flash

BÀI 10: TẠO CÁC KIỂU HÒA TRỘN

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Áp dụng được các kiểu hòa trộn cho đối tượng đồ họa;

– Lựa chọn được kiểu hòa trộn hợp lý cho đối tượng đồ họa.

  1. Nội dung bài:

2.1. Tạo các Blend

2.2. Các tùy chọn Blend

2.3. Biên tập các kiểu hòa trộn

2.4. Các tùy chọn menu Blend

 

BÀI 11: MẶT NẠ XÉN VÀ ĐƯỜNG PATH PHỨC HỢP

Thời gian: 04 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Vận dụng được mặt nạ xén và đường path để xử lý các đối tượng đồ họa;

– Thực hiện được các thao tác với mặt nạ và đường path phức hợp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Các mặt nạ xén

2.2. Các đường path phức hợp

Bài 12:  In ấn trong Illustrator

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Chuẩn bị file để in

– Các điểm lưu ý khi in file

– Các điểm lưu ý khi xuất file

  1. Nội dung bài:

2.1. Độ phân giải và các thiết bị in

2.2. Xác định phần in lấn

2.3. Tách màu

2.4. Thiết lập các tham số trong in ấn

2.5. In

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun
  3. Trang thiết bị máy móc:

– Máy tính cài đặt phần mềm Adobe Illustrator

– Máy chiếu.

– Máy in màu khổ A3

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Phấn, giấy A4; USB

  1. Các điều kiện khác:
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Chức năng của các công cụ trong phần mềm Adobe Illustrator

+ Tổng hợp được các chức năng của các menu lệnh khi thiết kế

– Kỹ năng:

+ Áp dụng các công cụ để vẽ, tô màu đối tượng

+ Sử dụng các lệnh để chỉnh sửa, biến đổi đối tượng

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Sáng tạo

+ Chủ động thực hành.

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp Thiết kế đồ họa.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Tự học Adobe Illustrator CC – KITEDESIGN.VN – 2016;

[2] Trương Hoàng Vỹ- Hướng dẫn thực hành Adobe Illustrator CS5– NXB ĐHBK

[3] Trường Đại học FPT, Khám phá Illustrator CS6 – Bản quyền và Xuất bản FPT Polytechnic

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ INDESIGN

Mã mô đun: MĐ13

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ (Lý thuyết : 15 giờ; Thực hành, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí:Mô đun được bố trí sau khi học các môn học chung, các môn học và mô đun chuyên ngành

          * Tính chất:

– Là mô đun chuyên môn nghề Thiết kế đồ họa

– Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghề Thiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

          * Kiến thức

– Sử dụng được những thao tác cơ bản, nâng cao khi làm việc với phần mềm chế bản điện tử Adobe InDesign;

– Vận dụng được các nhóm công cụ, kỹ thuật và phương pháp biên tập nội dung tạo các ấn phẩm đồ họa;

– Tạo ra ấn phẩm dàn trang từ đơn giản đến phức tạp, các tạp chí và sách báo…

          * Kỹ năng:

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp biên tập nội dung trong phần mềm Adobe InDesign;

– Thực hiện được các sản phẩm như catalogue, brochure, tạp chí, báo, sách,…;

– Hoàn thiện được sản phẩm đồ họa theo yêu cầu từ sự kết hợp giữa các phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe InDesign.

          * Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức mô đun giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1. Xác lập thông số cơ bản trong Indesign 5 1 4  
2 Bài 2. Nhóm Công cụ vẽ 15 3 12
3 Bài 3. Thao tác với đối tượng 9 2 7  
4 Bài 4. Màu sắc- đường viền- Layer 10 2 8  
5 Bài 5. Thao tác với Text 9 2 7
6 Bài 6. Trình bày ấn phẩm 10 2 8
7 Bài 7. Hoàn thiện ấn phẩm 9 2 7
9 Bài 8: Đóng gói và In ấn 5 1 4
Kiểm tra 3 3
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1:  Xác lập thông số cơ bản trong Indesign                      Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Cài đặt và khởi động được phần mềm Adobe Indesign

+ Thiết lập được các thông số cơ bản của bản vẽ

  1. Nội dung bài:

2.1. Khái niệm về Adobe Indesign

2.2. Khởi động và thoát khỏi Adobe Indesign

2.3. Cách thao tác cơ bản

2.3.1. Xác lập thông số cơ bản

2.3.2. Làm việc với file

2.3.3. Xuất tài liệu sang định dạng khác

2.3.4. Xác định lưới và đường dẫn

2.3.5. Thao tác với thước và đơn vị đo

Bài 2:  Nhóm Công cụ vẽ                                                        Thời gian: 15 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+Vận dụng được các công cụ để vẽ hình cơ bản.

+Rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ có sẵn trong các phần mềm chế bản điện tử để thiết kế

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhóm công cụ chọn

2.2. Nhóm công cụ vẽ cơ bản

2.3. Nhóm công cụ vẽ và hiệu chỉnh đối tượng

2.4. Nhóm công cụ thao tác với đối tượng

2.5. Nhóm lệnh Pathfinder

2.6. Nhóm lệnh Convert Shape

Bài 3:  Thao tác với đối tượng                                                 Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Hiệu chỉnh được thuộc tính của các đối tượng

+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ có sẵn trong các phần mềm chế bản điện tử để thiết kế

  1. Nội dung bài:

2.1. Thao tác cơ bản

2.1.1. Sao chép và xóa đối tượng

2.1.2. Di chuyển và khóa đối tượng

2.1.3. Kết nhóm đối tượng

2.1.3. Sắp xếp đối tượng

2.1.4. Biến đổi đối tượng

2.1.5. Các dạng biến đổi góc

2.1.6. Làm trong suốt đối tượng

2.2. Áp dụng các hiệu ứng cho đối tượng

2.2.1. Các hiệu ứng

2.2.2. Các chế độ hòa trộn đối tượng

2.3. Thao tác với đối tượng đồ họa

2.3.1. Nhập đồ họa vào chương trình

2.3.2. Hiển thị đồ họa

2.3.3. Cắt xén và thay đổi kích cỡ đồ họa

2.3.4. Quản lý các liên kết đồ họa.

Bài 4:  Màu sắc- đường viền- Layer                                        Thời gian: 10giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Định nghĩa và phân biệt được màu sắc trong in ấn

+ Vận dụng màu tốt vào bài làm.

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành thiết kế dàn trang

  1. Nội dung bài:

2.1. Tô màu đối tượng

2.1.1. Tô màu đơn sắc

2.1.2. Tô màu chuyển sắc

2.2. Thao tác đường viền

2.2.1. Sử dụng hộp Stroke Box và Color Picker

2.2.2. Chọn màu tô bằng Color palette

2.2.3. Chọn màu tô bằng Swatches palette

2.2.4. Sử dụng công cụ Eyedropper

2.3. Làm việc với layer

2.3.1. Tạo lớp mới

2.3.2. Điều khiển lớp

Bài 5:  Thao tác với Text                                                         Thời gian: 9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Vận dụng các công cụ để đưa văn bản từ ngoài vào

+ Hiệu chỉnh được văn bản theo các định dạng

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành các thao tác soạn thảo văn bản cơ sở và mở rộng

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhập văn bản

2.1.1. Nhập text bằng công cụ

2.1.2. Nhập text bằng lệnh

2.1.3. Nhập text bằng cách rê và thả chuột

2.2. Tạo các khung text

2.2.1. Tạo khung text

2.2.2. Tạo cột text

2.2.3. Tạo các đường dẫn text

2.3. Định dạng kí tự

2.3.1. Thao tác chọn text

2.3.2. Định dạng kí tự

2.3.3. Sử dụng kí tự đặc biệt

2.4. Định dạng đoạn

2.4.1. Sử dụng Control Palette

2.4.2. Sử dụng Paragraph palette

2.4.3. Các xác lập khác cho việc định dạng đoạn

2.5. Áp dụng text wrap

2.5.1. Text wrap Palette

2.5.2. Đặt text bao quanh một đối tượng bất kì

2.5.3. Thiết lập thông số

Bài 6:  Trình bày ấn phẩm                                                      Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Áp dụng các phương pháp để thiết lập các style cho tài liệu

+ Hiệu chỉnh và quản lý được hình ảnh nhập

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành các thao tác thiết kế dàn trang

  1. Nội dung bài:

2.1. Xác định trang làm việc

2.1.1. Xác định lề

2.1.2. Xác định cột

2.2. Nhập và trình bày text

2.2.1. Nhập text

2.2.2. Liên kết các khung text

2.2.3. Khoảng cách đầu dòng và khoảng cách đoạn

2.2.4. Tùy chọn vertical Alignment

2.2.5. Tùy chọn Insert Spacing

2.2.6. Tạo Drop Cap

2.2.7. Sử dụng chức năng Bullet and Numbering

2.3. Áp dụng Style

2.3.1. Tạo Style

2.3.2. Tạo Style theo các style có sẵn hay các tài liệu khác.

2.3.3. Thao tác với Style

2.4. Sử dụng Table

2.4.1. Tạo table

2.4.2. Thao tác với table

Bài 7:  Hoàn thiện ấn phẩm                                                    Thời gian:  9 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nhận biết được một ấn phẩm.

+ Sử dụng và vận dung các trang chủ vào thiết kế tài liệu.

+ Rèn luyện kỹ năng tạo lập và bố trí các thành phần của một ấn phẩm

  1. Nội dung bài:

2.1. Trang chủ Master page

2.1.1. Tạo trang chủ

2.1.2. Thao tác với trang chủ

2.2. Thao tác với các trang tài liệu

2.2.1. Thêm bớt trang trong tài liệu

2.2.2. Thao tác với trang tài liệu

2.3. Ghép ấn phẩm

2.3.1. Tạo tài liệu dạng sách

2.3.2. Thêm tài liệu vào ấn phẩm

2.3.3. Thao tác với tài liệu trong ấn phẩm

2.3.4. Liên kết các tài liệu

2.3.5. Tạo các chú thích trên trang hay dưới trang

2.3.6. Đánh số trang ấn phẩm

2.3.7. Tạo mục lục

Bài 8. ĐÓNG GÓI VÀ IN ẤN                                                 Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được cách kiểm soát lỗi, đóng gói và xuất file;

+ Thực hiện được các thao tác đóng gói, xuất file và căn chỉnh khi in tài liệu.

  1. Nội dung bài:

2.1. Kiểm soát lỗi

2.2. Đóng gói và xuất khẩu

2.3. Xuất thành file DPF

2.4. In tài liệu

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun
  3. Trang thiết bị máy móc:

– Máy tính

– Máy chiếu.

– Phần mềm:Adobe Indesign

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Phấn, giấy A4.

– Thước kẻ

– Giáo trình mô đun Chế bản điện tử

  1. Các điều kiện khác:
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Hiểu rõ về các cách làm cơ bản của chế bản điện tử

+ Biết được nguyên lý tạo lập các chế bản điện tử chuyên nghiệp

– Kỹ năng:

+ Biết vận dụng lý thuyết về chế bản điện tử và phần mềm chuyên dụng tạo được các ấn phẩm ví dụ

+ Tạo được các chế bản điện tử tương đối chuyên nghiệp

+ Biết cách tạo và biến hình các tờ bút pháp

+ Biết cách tạo được các thẻ định dạng và vận dụng chúng trong khi chế bản

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp Thiết kế đồ họa.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  • Kiến thức về các bộ phận hợp thành một ấn phẩm chế bản điện tử
  • Định nghĩa và biến hình các thẻ định dạng, các tờ bút pháp và một số định dạng đặc biệt được sử dụng trong chế bản điện tử.
  1. Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Việt Dũng- Adobe Indesign CC 2019– NXB Giáo dục -2020

[2] KS. Nguyễn Văn Khoa- Kỹ thuật dàn trang và chế bản điện tử – NXB Giao thông vận tải- 2007

[3] Trường ĐHSPKT TP. Hồ chí Minh, Giáo trình thực tập dàn trang– Sách điện tử Lạc Việt .

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun:ĐỒ HOẠ HÌNH ĐỘNG

Mã mô đun:MĐ14

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ; Thi/ Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

       – Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học học xong các môn học chung, các môn học cơ sở về đồ hoạ và về cơ sở mỹ thuật.

       – Tính chất: Là Mô đun chuyên ngành tự chọn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật tạo hình động, làm cơ sở cho sáng tác.

  1. Mục tiêu mô đun:

– Kiến thức: Khái niệm các kiến thức cơ bản của đồ hoạ hình động, tạo kịch bản hình động, các kĩ thuật hình động trên máy tính, tích hợp dữ liệu đa phương tiện trong sản phẩm hình động.

– Kỹ năng:

+ Vận dụng sáng tạo được các kỹ thuật hình động.

+ Áp dụng thiết kế các hoạt hình 2D ngắn, banner động, slide ảnh động

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.

+ Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả.

+ Nâng cao tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong thực tập kết hợp sản xuất.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số

TT

 

Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1. Giới thiệu về hình động máy tính và phần mềm tạo hình động 4 2 2  
2 Bài 2 Tạo, nâng cấp và chỉnh sửa đối tượng 4 1 3  
3 Bài 3. Văn bản trong Adobe  Animation 4 1 3  
4 Bài 4. Làm việc với lớp 3 1 2  
5 Bài 5 Làm việc với các biểu tượng – phiên bản và với đồ họa, video từ ngoài vào 4 1 3  
6 Bài 6. Tạo hoạt hình khung hình 19 7 12  
7 Bài 7. Thêm âm thanh 3 1 2  
8 Bài 8. Phân phối phim 2 1 1  
  Kiểm tra 2     2
  Tổng cộng 45 15 28 2
  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Giới thiệu về hình động máy tính và phần mềm tạo hình động

Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Giới thiệu về nhu cầu của hình động trong các hoạt động thể hiện con người

+ Cài đặ đượct chương trình Adobe Animation vào máy tính

+ Khái niệm được về hoạt hình, cửa sổ làm việc Stage, khung hình Timeline, bảng kiểm soát Properties

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về hình động máy tính

2.1.1.Một số cách làm cơ bản

2.1.2.Các kỹ thuật tạo hình động

2.1.3.Một số minh hoạ và giải thích

2.1.4.Xu hướng phát triển của hình động đồ hoạ

2.2. Giới thiệu về phần mềm Adobe Animation

2.2.1. Khởi động và thoát khỏi Animation

2.2.2. Mở một hồ sơ Animation

2.2.3. Lưu và đóng tập tin Animation

2.2.4. Sử dụng bảng kiểm soát

2.2.5. Sử dụng thước đo, lưới, đường gióng

2.2.6. Làm việc với chế độ bám dính

Bài 2: Tạo, nâng cấp và chỉnh sửa đối tượng                         Thời gian: 4 giờ  

  1. Mục tiêu của bài:

+ Mô tả được tác dụng của các công cụ tạo hình dạng đối tượng

+ Áp dụng bảng điều khiển để chỉnh sửa thuộc tính của đối tượng

+ Sử dụng 2 bảng màu để tô màu cho đối tượng

+ Nhận biết được các lệnh chỉnh sửa đối tượng và vận dụng vào để chỉnh đối tượng theo ý mình

+ Sử dụng công cụ chọn để chỉnh sửa đối tượng

  1. Nội dung bài:

2.1. Tạo hình và đối tượng

2.1.1. Sử dụng bảng điều khiển công cụ

2.1.2. Tạo màu đồng nhất và màu chuyển- Bảng Color Mixer và Color Swatches

2.1.3. Tạo hình dạng đối tượng

2.2. Nâng cấp và chỉnh sửa đối tượng

2.2.1. Các công cụ chọn và chỉnh sửa đối tượng

2.2.2. Công cụ Free Transform

2.2.3. Sao chộp thuộc tính

2.2.4. Canh chỉnh đối tượng

Bài 3 : Văn bản trong Animation                                           Thời gian: 4 giờ   

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được các dạng văn bản trong Animation

+ Định dạng và căn chỉnh văn bản bằng các lệnh

  1. Nội dung bài:

2.1. Công cụ tạo văn bản

2.2. Định dạng văn bản

2.3. Canh chỉnh và dàn đều văn bản

2.4. Các điều chỉnh khác cho văn bản

Bài 4 Làm việc với lớp                                                            Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ So sánh lớp trong Animation và lớp trong Photoshop, Illustrator khác nhau thế nào.

+Trình bagy được các lớp dẫn và lớp mặt nạ áp dụng vào hoạt hình thế nào.

  1. Nội dung bài:

2.1. Tìm hiểu về các đặc điểm lớp của bảng tiến trình

2.2. Bổ xung và xóa lớp

2.3. Làm việc với các lớp trong bảng tiến trình

2.4. Làm việc với đồ họa trên các lớp khác nhau

2.5. Làm việc với lớp dẫn

2.6. Làm việc với lớp mặt nạ

Bài 5: Làm việc với các biểu tượng- phiên bản và với đồ họa, video từ ngoài vào                                                                                              Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Khái niệm được biểu tượng và phiên bản

+Diễn đạt được tại sao phải dùng biểu tượng trong hoạt hình

+ Tạo được các biểu tượng

+ Đưa ra được các dạng đồ họa khác vào cửa sổ chương trình

+ Chuyển đổi giữa ảnh bitmap và vectơ

  1. Nội dung bài:

2.1. Làm việc với các biểu tượng và phiên bản

2.1.1. Loại biểu tượng

2.1.2. Sử dụng Library của Animation

2.1.3. Tạo biểu tượng

2.1.4. Chèn và chỉnh sửa một phiên bản

2.2. Làm việc với đồ họa và video từ ngoài vào

2.2.1. Đưa đồ họa khác vào

2.2.2. Chuyển đổi đồ họa bitmap thành đồ họa vectơ

2.2.3. Sử dụng ảnh bitmap thành mẫu tô

2.2.4. Đưa vào các đoạn phim

Bài 6: Tạo hoạt hình khung hình                                            Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+Trình bày  được phương pháp tạo hoạt hình theo từng khung hình, hoạt hình biến hình chuyển động, tạo hoạt hình biến hình biến dạng, tạo hoạt hình biến hình phức tạp

+ Áp dụng để tạo hoạt hình chuyển đổi giữa các đối tượng mà không có đối tượng trung gian và  tạo hoạt hình chuyển đổi giữa các đối tượng có đối tượng trung gian.

+ Tạo được các dạng chuyển động khác nhau như quay, thay đổi kích thước, chuyển màu…vv

+ Biến hình từ hình này dần dần chuyển thành hình khác

+ Áp dụng để tạo hoạt hình chuyển đổi giữa các đối tượng có đối tượng trung gian và nhiều biến hình chuyển động cùng một lúc.

  1. Nội dung bài:

2.1. Hoạt hình theo từng khung hình

2.1.1. Sử dụng bảng tiến trình

2.1.2. Tạo các khung hình

2.2. Hoạt hình với kỹ thuật biến hình chuyển động

2.2.1. Tạo hoạt hình biến hình chuyển động

2.2.2. Tạo hoạt hình cho hiệu ứng màu

2.2.3. Tạo hoạt hình bằng cách thay đổi kích thước

2.2.4. Tạo hoạt hình bằng cách xoay đồ họa tự động

2.2.5. Di chuyển đồ họa dọc theo đường dẫn

2.2.6. Tạo hoạt hình chuyển động có điểm dừng

2.3. Hoạt hình với biến hình hình dạng

2.3.1. Tạo hoạt hình biến hình biến dạng

2.3.2. Chuyển đổi hình dạng đơn giản thành hình dạng phức tạp

2.4. Tạo hoạt hình phức tạp

2.4.1. Tìm hiểu về cảnh

2.4.2. Thao tác các khung hình trong nhiều lớp

2.4.3. Tạo hoạt hình cho nhiều biến hình chuyển động

2.4.4. Sử dụng mặt nạ để tạo hoạt hình

Bài 7: Thêm âm thanh                                                            Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Chèn được âm thanh vào hoạt hình

+ Áp dụng để tạo bài hát Karaoke hoặc lồng vào các đoạn hoạt hình ngắn.

  1. Nội dung bài:

2.1. Đưa vào một đoạn âm thanh

2.2. Thêm một lớp âm thanh

2.3. Gắn âm thanh vào khung hình

2.4. Chỉnh sửa âm thanh

2.5. Thiết lập âm thanh để xuất ra

Bài 8: Phân phối phim Animation                                           Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Xuất bản được phim hoạt hình sang các dạng khác nhau

+ In được các khung hình

  1. Nội dung bài:

2.1. Bắt đầu tập tin sáng tác

2.2. Xuất bản theo định dạng Player

2.3. Xuất bản dưới dạng Projector

2.4. Xuất bản dưới dạng phim Animation

2.5. Xuất phim Animation dưới dạng khác

2.6. Thể hiện phim Animation

2.7. In các khung hình của phim Animation

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun
  3. Trang thiết bị máy móc:

– Máy chiếu Projector

– Máy tính

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Phấn, bảng đen

– Phần mềm: phần mềm Adobe Animation

– Các slide bài giảng

– Hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ, dựng hình.

  1. Các điều kiện khác:
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Các kỹ năng thể hiện hình động

+ Khả năng tích hợp dữ liệu đa phương tiện

– Kỹ năng:

+ Thành thạo các thao tác tạo hình động

+ Biết sáng tác các hoạt hình đơn giản

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài Thi/ Kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài Thi/ Kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành.

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Trường Sinh (chủ biên), Tự học Animation – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

[2] Lê Minh Hoàng (chủ biên), Thiết kế trò chơi với Animation –Nhà xuất bản Phương Đông.

[3] ThS. Minh Trung, Lưu Vĩnh và Nhóm tin học thực dụng, Học cách làm phim hoạt hình trên máy tính– Nhà xuất bản Hồng Đức

[4]  Lê Thị Thanh Hương, Giáo trình đồ họa hình động– GT nội bộ-Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, 2011

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: DỰNG VIDEO VỚI ADOBE PREMIERE

Mã mô đun: MĐ08

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí: Mô đun này thuộc các mô đun chuyên môn, được bố trí học sau môn học cơ sở.

          * Tính chất:

– Là mô đun chuyên môn nghề Thiết kế đồ họa

– Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghề Thiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

          * Kiến thức

– Mô tả được các bước dựng phim

– Ứng dụng được các công cụ của phần mềm Adobe Premiere

– Xây dựng được các video trong truyền thông

          * Kỹ năng:

– Sử dụng được thành thạo công cụ phần mềm Adobe Premiere

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp dựng phim, video;

– Hoàn thiện được sản phẩm video theo yêu cầu

          * Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. Nội dung mô đun

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1. Giới thiệu về các thiết bị quay và thu thập dữ liệu video 5 4 1  
2 Bài 2: Giới thiệu về phần mềm Adobe Premiere 5 4 1  
3 Bài 3: Dựng một Album ảnh 14 4 10
4 Bài 4: Kỹ thuật dựng phim 14 4 10
5 Bài 5: Hiệu ứng 14 4 10
6 Bài 6: Âm thanh 15 4 11  
Kiểm tra 3 1
7 Bài 7: Văn bản trong phim 14 4 10
8 Bài 8: Tạo dựng sản phẩm 5 2 3  
  Kiểm tra 3     3
Cộng 90 30 56 4
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Giới thiệu về các thiết bị quay video

Thời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Giới thiệu về máy quay video, các dạng máy quay tương tự, máy quay số

+ Thu thập được dữ liệu video, chuẩn bị cho tích hợp dữ liệu video. Việc thu thập cần tuân theo kịch bản video

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về máy quay video.

2.2. Trình bày kiến thức cơ sở và yêu cầu để thực hiện mô đun, theo những tiêu chí về thiết kế sản phẩm đồ hoạ, đa phương tiện.

2.3. Thu thập video nhờ thiết bị.

2.4. Đưa dữ liệu video vào phần mềm dựng.

2.5. Đưa hình ảnh tĩnh vào phần mềm dựng.

2.6. Đưa dữ liệu âm thanh, nhạc vào phần mềm dựng.

BÀI 2: Giới thiệu về phần mềm Adobe Premiere

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Khởi tạo được một dự án, hiểu  được các thanh công cụ;

– Trình bày được các công cụ, layout.

  1. Nội dung bài:

2.1. Khởi tạo dự án

2.2. Các chuẩn phát thanh truyền hình trên thế giới

2.3. Các thanh công cụ

2.4. Layout

BÀI 3: DỰNG MỘT ALBUM ẢNH

Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Lựa chọn được phương pháp dựng album phù hợp;

– Thực hiện được các bước dự album theo đúng yêu cầu.

  1. Nội dung bài:

2.1. Import ảnh thủ công và Import album ảnh tự động

2.2. Diễn hoạt chuyển động hành ảnh

2.3. Tạo chuyển cảnh giữa các ảnh

BÀI 4: KỸ THUẬT DỰNG PHIM

Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm;

– Thực hiện tạo được video theo yêu cầu.

  1. Nội dung bài:

2.1. Import phim

2.2. Kỹ thuật cắt phim

2.3. Kỹ thuật dựng nhiều góc máy

BÀI 5: HIỆU ỨNG

Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ để tạo hiệu ứng;

– Lựa chọn được kỹ thuật tạo hiệu ứng phù hợp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Tạo hiệu ứng nhanh, chậm

2.2. Chỉnh màu phim

2.3. Kỹ thuật khử phông nền xanh

BÀI 6: ÂM THANH

Thời gian: 15 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ để điều chỉnh âm thanh;

– Lựa chọn được kỹ thuật hiệu chỉnh âm thanh phù hợp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Kỹ thuật lồng tiếng

2.2. Kỹ thuật lồng nhạc nền

2.3. Kỹ thuật cắt ghép nhạc

BÀI 7: VĂN BẢN TRONG PHIM

Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ để tạo văn bản trong phim;

– Lựa chọn được phương pháp tạo văn bản trong phim.

  1. Nội dung bài:

2.1. Tạo chữ đầu phim

2.2. Tạo chữ cuối phim

2.3. Tạo logo chuyển động

2.4. Diễn hoạt chuyển động chữ trong phim

Bài 8: Tạo dựng sản phẩm

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Vận dụng được kỹ thuật tạo dựng sản phẩm, đưa sản phẩm dựng lên máy tính, đĩa CD để tiện phân phối.

– Dữ liệu video cần được nén, cần được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

  1. Nội dung bài:

2.1. Ghi video vào bộ nhớ máy tính.

2.2. Gửi video quan đường thư điện tử.

2.3. Chuyển video lên Web.

2.4. Chuyển video sang dạng DVD.

2.5. Dạng nén dữ liệu video

  1. Điều kiện thực hiện mô đun:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học thực hành máy tính
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu projector, phần mềm Adobe Premiere
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu:

– Đề cương, giáo án, bài giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình và các tài liệu liên quan khác

–  Mô hình học cụ:

+  Hệ thống bài tập, tài nguyên thực hành

+  Bảng quy trình

  1. Các điều kiện khác:

– Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung:

* Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;

* Kỹ năng thực hành: Kiểm tra và đánh giá qua các bài thực hành.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Phương pháp đánh giá:

– Học sinh cần có tối thiểu 02 bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra định kỳ

– Hình thức thi hết môn học: Chọn một trong ba hình thức:

+ Trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút

+ Thực hành, thời gian làm bài 60 phút.

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên:

+ Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và làm các bài tập thực hành

+ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng phần

– Đối với người học:

+ Dự lớp đầy đủ, đúng giờ theo qui định

+ Thực hiện các bài tập thảo luận, bài tập nhóm theo sự phân công của Giáo viên

+ Làm các bài kiểm tra định kỳ, bài tập thực hành

  1. Những trọng tâm cần chú ý
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] ThS. Nguyễn Đức Phú, KS. Phạm Quang Huy, Làm Phim Với Premiere Pro CC, NXB Thanh Niên, 2020

[2] Chris Kenworthy, 100 Professional Techniques for Independent and Amateur Filmmakers, Digital Video Production Cookbook,(Cookbooks (O’Reilly)), 2005

[3] Marcus Weise, Diana Weynand, Xử lý hậu kỳ với Adobe Premier, 2018, How Video Works, Second Edition, 2007.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun:THIẾT KẾ WEBSITE

Mã mô đun:MĐ16

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ; Thi/ Kiểm tra: 3 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

– Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học học xong các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

– Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc.

  1. Mục tiêu của mô đun:

– Kiến thức:

+ Khái niệm cơ bản được các kiến thức liên quan đến dịch vụ web và thiết kế WebSite

+ Sử dụng được phần mềm Photoshop để thiết kế giao diện đồ họa, giao diện template.

+ Minh họa được kiến thức nền tảng trong việc thiết kế Website tĩnh với công nghệ HTML, CSS, Javascript.

+ Thiết kế được một Website tĩnh, và biết tìm kiếm, sử dụng những công cụ có sẵn hỗ trợ cho việc thiết kế Website, biết cách quản lý và xuất bản Website lên Internet.

– Kỹ năng: Có kỹ năng thiết kế và xây dựng các Website và sử dụng các kiến thức về đồ hoạ để thiết kế giao diện Web

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.

+ Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả.

+ Nâng cao tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong thực tập kết hợp sản xuất.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tổng quan về thiết kế Web 5 2 3
2 Bài 2: Thiết kế web với ngôn ngữ cơ bản  HTML 19 4 15  
3 Bài 3: Thiết kế web với CSS 19 4 15
4 Bài 4: Tổ chức và thiết kế web với Adobe Dreamweaver 19 3 16
5 Bài 5: Xuất bản và phát triển website 10 2 8  
Kiểm tra 3     3
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Tổng quan về thiết kế Web                                          Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nhận biết được về mạng Internet và trang Web tĩnh, động.

+ Liệt kê các công cụ và mềm thiết kế web

  1. Nội dung bài:

2.1. Hướng dẫn quy trình tạo web

2.2. Internet và dịch vụ Web

2.3. Môi trường tạo Web

2.4. Internet protocol

2.5. Web page, WebSite

2.6. Trang Web động, trang Web tĩnh

2.7. Giới thiệu công cụ (FrontPage, IIS, PHP, Apache Web Serve….)

2.8. Qui trình tạo lập Website

2.8.1.Phân loại website

2.8.2.Các xu hướng thiết kế, các công nghệ website

2.8.3.Cơ sở thiết kế website

2.8.4.Nguyên lý thiết kế website

2.8.5.Các mô hình tổ chức Website

2.8.6.Tìm hiểu các công đoạn thiết kế và phát triển website

2.8.7.Các kiến thức và khái niệm liên ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thiết kế

2.8.8.Phát triển website

Bài 2: Thiết kế web với ngôn ngữ cơ bản HTML                    Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Giải thích được chức năng các thẻ HTML cơ bản trong thiết kế giao diện web

+ Sử dụng được các thẻ HTML để thiết kế giao diện web

  1. Nội dung bài:

2.1. Khái niệm ngôn ngữ HTML

2.2. Thẻ định dạng văn bản và bảng

2.3. Thẻ chèn hình ảnh và âm thanh

2.4. Tạo siêu liên kết

2.5. Sử dụng Khung – Frame

2.6. Các thành phần trên Form

2.7. Thiết kế trang web với các thẻ HTML

Bài 3: Thiết kế web với CSS                                                   Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+Thể hiện được chức năng của một số thuộc tính CSS cơ bản

+Trình bày được các thuộc tính CSS cơ bản trên trình duyệt web

  1. Nội dung bài:

2.1. Cách thức sử dụng CSS để thiết kế giao diện web

2.1.1.Các thuộc tính định dạng chữ viết

2.1.2.Các thuộc tính định dạng nền trang web

2.1.3.Các thuộc tính định dạng khung

2.1.4.Một số thuộc tính CSS khác

2.2. Cách thức kết hợp HTML và CSS

2.3. Sử dụng HTML và CSS để thiết kế trang web cơ bản

Bài 4: Tổ chức và thiết kế web với Adobe Dreamweaver       Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Xây dựng được trang mẫu, định dạng các thành phần trang như bảng, text…

+ Xây dựng được tệp điều khiển CSS, xây dựng Form, đưa các lệnh Javascript vào trang, xây dựng và ứng dụng Template trong việc dựng và quản lý site…

  1. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan vềAdobe Dreamweaver

2.1.1. Màn hình làm việc của  Dreamweaver

2.1.2. Quản lý website trong Dreamweaver

  1. 1.3. Tạo page trong Dreamweaver

2.2. Thiết kế trang web

2.2.1. HTML & CSS

2.2.2. Xử lý văn bản

2.2.3. Table

2.3. Siêu liên kết Hyperlink

2.4. Bổ sung các tính năng cho trang web

2.4.1. Xử lý hình ảnh và đa phương tiện

2.4.2. Lam việc với  FORM

2.4.3. Template

Bài 5: Xuất bản và phát triển Website                                    Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Thiết lập các trang Web trong công ty, trong mạng Intranet

+ Thể hiện được các giải pháp để thiết kế, lựa chọn trang Web trong hoàn cảnh của công ty

  1. Nội dung bài:

2.1. Xuất bản website

2.1.1. Setup Website lên Intranet

2.1.2. Setup Website lên Internet

2.2. Phát triển website

2.2.1. Các yêu cầu đối với WebSite

2.2.2 Các giải pháp

2.2.3. Phân tích lựa chọn giải pháp để thực hiện

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

– Phòng Lab tiêu chuẩn

– Bảng, máy chiếu

  1. Trang hiết bị máy móc:

Phần mềm: Phần mềm FrontPage, Dreamweaver.

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Giáo trình thiết kế Web, các Slide bài giảng, clip hướng dẫn.

  1. Các điều kiện khác:
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

– Kiến thức: Đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; trắc nghiệm, đánh giá phần thực hành; chuyên cần…

– Kỹ năng: Các bài tập lớn và bài Thi/ Kiểm tra

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, tự giác trong học tập.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài Thi/ Kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Kiến thức về thiết kế Web

  1. Tài liệu tham khảo:
[1] Giáo trình thiết kế web, NXB Giáo dục, 2007.

[2] Lê Minh Hoàng, Tự học thiết kế Web tập 1 và tập 2, NXB Lao động, 2007.

[3] Trung tâm CNTT – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thiết kế WEB với Front Page, , Tài liệu giảng dạy,  NXB Giáo dục, 2003.

[4] Hoàng Mạnh Hùng, Lập trình Web, Đại học Đà Lạt.

[5] Chu Văn Hoành, Giáo trình thiết kế Web,.

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun:THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 3D VỚI 3DsMax

Mã mô đun: MĐ17

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ; Thi/ Kiểm tra:  2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

– Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học học xong các môn học chung và trước các môn học cơ sở về đồ hoạ.

– Tính chất: Là mô đun rèn luyện kỹ năng đồ hoạ sử dụng trong thiết kế phối cảnh 3D.

  1. Mục tiêu mô đun:

– Kiến thức:

+ Nhận biết được tổng quan về phần mền thiết kế các đối tượng 3D.

+ Mô tả được phương pháp tạo hình (Model) các vật thể 3D.

– Kỹ năng:

+ Có khả năng ứng dụng thiết kế phối cảnh nội thất, quảng cáo, game.

+ Vận dụng và làm được các hoạt cảnh, các chương trình chuyển động, chuyển các file hoạt cảnh sang video Clip.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.

+ Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả.

+ Nâng cao tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong thực tập kết hợp sản xuất.

III. Nội dung mô đun:

1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số
TT
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Đại  cương về 3DsMax 4 2 2  
2 Bài 2: Các công cụ tạo hình 4 1 3  
3 Bài 3: Quản lý đối tượng 4 1 3  
4 Bài 4: Các phép hiệu chỉnh vật thể theo mô hình 6 2 3  
5 Bài 5: Các phép biến đổi hình học 3 1 2  
6 Bài 6: Vật liệu 7 2 5  
7 Bài 7: Ánh sáng – camera 11 4 7  
8 Bài 8: Hiệu ứng môi trường 3 1 2  
9 Bài 9: Diễn hoạt – kết xuất 2 1 1  
  Kiểm tra 2     2
  Tổng cộng: 45 15 28 2
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Đại cương về 3DsMax                                                  Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+Lựa chọn và thiết lập được không gian làm việc

+ Thể hiện và điều khiển được các vật thể 3D trong khung nhìn

  1. Nội dung bài:

2.1.Giới thiệu đồ họa 3 chiều

2.1.1. Ứng dụng của 3Ds max

2.1.2. Các điều kiện để cài đặt và chạy 3Ds max

2.2. Đại cương về chương trình 3DsMax

2.2.1. Khởi động chương trình

2.2.2. Làm việc với tập tin

2.2.3. Giao diện 3Ds max

2.2.4. Các thanh công cụ

2.2.5. Các bảng lệnh (Command Panel )

2.2.6. Khu vực bên dưới vùng nhìn

2.3. Hệ trục tọa độ

2.4. Định kiểu hiển thị đối tượng cho một khung nhìn

2.4.1. Các công cụ quản lý vùng nhìn

2.4.2. Các chế độ hiển thị vật thể

2.5. Bắt điểm

2.6.  Render

Bài 2: Các công cụ tạo hình                                                    Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Áp dụng được các phương pháp làm việc với các tập tin Max

+ Thao tác được các tuỳ biến giao diện làm việc cho phù hợp

+ Phân biệt sự khác biệt về sự hiển thị của vật thể trong khung nhìn

+Tạo được các vật thể từ các công cụ

  1. Nội dung bài:

2.1. Khai báo Preferences

2.2. Một số thao tác cơ bản

2.2.1. Thao tác chọn đối tượng tại vùng nhìn:

2.2.2. Bỏ chọn một vài đối tượng trong tập chọn

2.3. Chọn đối tượng-khóa chọn

2.3.1. Làm ẩn vật thể

2.3. 2. Làm đóng băng vật thể (Freezing object)

2.3. 3. Đặt tên vật thể

2.4. Tạo các vật thể cơ bản

2.4.1. Các công cụ dựng khối 3D cơ bản(Standard Primitives)

2.4.2. Các công cụ dựng khối 3D mở rộng(Extended Pmitives)

2.5. Các công cụ vẽ 2D(Shape)

Bài 3:Quản lý đối tượng                                                         Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày ý nghĩa và ứng dụng đối với từng loại nhân bản đối tượng

+ Thực hiện nhân bản đối tượng theo nhiều cách

+ Thực hiện thao tác với phép Tổng cộng trừ các khối

+ Áp dụng vào  bài tập thực hành

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhân bản 

2.1.1. Clone

2.1.2. Align

2.1.3. Miror

2.1.4.  Array

2.1.5. Spacing Tool

2.2 . Phép toán Boolean

Bài 4: Các phép hiệu chỉnh vật thể theo mô hìnhThời gian: 5 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Lựa chọn và làm việc với các vật thể, sao chép, nhân bản, đặt khoảng cách

+ Điều khiển được các đối tượng, xoay, rời, thu phóng, lật đối tượng

  1. Nội dung bài:

2.1. Đường viền (Edit Spline-Editable Spline

2.1.1. Hiệu chỉnh Spline ở cấp độ điểm

2.1.2. Hiệu chỉnh Spline ở cấp độ đoạn

2.1.3. Hiệu chỉnh Spline ở cấp độ chu tuyến

2.2. Lưới đa giác (Edit Poly- Editable Poly)

2.2.1. Hiệu chỉnh đối tượng ở cấp độ điểm – Vertex

2.2.2. Hiệu chỉnh đối tượng ở cấp độ cạnh – Edge

2.2.3. Hiệu chỉnh đối tượng ở cấp độ đường viền – Border

2.2.4. Hiệu chỉnh đối tượng ở cấp độ mặt – Poly

2.2.5. Hiệu chỉnh đối tượng ở cấp độ thành phần – Element

2.3. Lưới (Edit Mesh- Editable Mesh)

2.3.1. Hiệu chỉnh cấp độ đỉnh (Vertex)

2.3.2. Hiệu chỉnh cấp độ đoạn (Edge)

2.3.3.Hiệu chỉnh cấp độ mặt (Face) & mặt đa giác (Polygon)

2.3.4. Hiệu chỉnh cấp độ thành tố (Elements)

2.4. Tấm (Edit Patch -Editable Patch)

2.5. NURBS (Edit NURBS -Editable NURBS)

2.5.1. Tạo các đường cong NURBS.

2.5.2. Các vật thể NURBS độc lập và Phụ thuộc

2.5.3. Tạo các bề mặt NURBS cơ bản.

2.5.4. Hiệu chỉnh vật thể NURBS.

2.5.5. Các lệnh về Point của NURBS

2.5.6. Các lệnh về đường cong của NURBS:

2.5.7. Các lệnh về bề mặt( Surface) của NURBS

Bài 5: Các phép biến đổi hình học                                          Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Áp dụng phương pháp tạo hình vật thể bằng các mô hình khác nhau trong 3DsMax

+ Vận dụng được các thuộc tính của vật thể 3D mở rộng

  1. Nội dung bài:

2.1. Nhóm lệnh biến hình hình học

2.1.1. Lệnh Extrude

2.1.2. Lệnh Bevel

2.1.3. Lệnh Bevel Profile

2.1.4. Lệnh Lathe

2.1.5. Lệnh Latice

2.1.6. Lệnh Slice

2.1.7. Lệnh Shell

2.2. Nhóm lệnh biến dạng khối

2.2.1. Lệnh Bend

2.2.2. Lệnh Taper

2.2.3. Lệnh Skew

2.2.4. Lệnh Tiwst

2.2.5. Lệnh Way

2.2.6. Lệnh Noise

2.2.7. Lệnh Ripple

2.2.8. Lệnh FFD

2.2.9. Lệnh Meshmooth

2.2.10. Một số lệnh khác

2.3. Phép biến hình Loft

2.3.1. Loft:

2.3.2. Biến dạng đối tượng Loft

Bài 6: Vật liệu                                                                         Thời gian: 7 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Lựa chọn và thiết lập vật liệu cho vật thể 3D

+ Gán được vật liệu cho đối tượng với hệ toạ độ UVW

  1. Nội dung bài:

2.1. Cửa sổ biên tập chất liệu

2.1.1. Hiển thị số lượng các ô chất liệu

2.1.2.Chức năng các nút lệnh

2.1.3. Bảng con Shader Basic Parameters

2.1.4. Bảng con Blinn Basic Parameters

2.1.5. Sử dụng một chất liệu có sẵn trong thư viện 3D Max

2.1.6. Các họa đồ thủ tục – Procedual maps

2.2. Các kiểu vật liệu đơn giản

2.2.1.Vật liệu phản chiếu- Reflection

2.2.2. Vật liệu X-ray

2.2.3. Tạo vật liệu dạng Checker

2.2.4. Vật liệu Glass cơ bản

2.2.5. Chiếc lá

2.2.6. Vật liệu đa hợp ( Multi/Sub-Object

2.2.7. Vật liệu hoạt cảnh

2.2.8. Vật liệu trong suốt (Opacity)

2.2.9. Vật liệu chạm nổi- Bump

2.2.10. Vật liệu Gradient

2.3. Điều chỉnh ảnh Map với UVW Map Modifier

2.4. Lưu giữ một chất liệu mới

Bài 7: Ánh sáng – camera                                                        Thời gian: 11 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày tác dụng các loại nguồn sáng và Camera

+ Thiết lập các thông số để có được nguồn sáng cần thiết và góc nhìn Camera đẹp nhất.

+ Bố trí nguồn sáng đúng vị trí để có được các hiệu ứng

+ Vận dụng để sắp đặt Camera trong khung cảnh

+ Áp dụng vào các bài tập.

  1. Nội dung bài:

2.1. Ánh sáng

2.1.1. Các thông số của ánh sáng

2.1.2. Bảng con Intensity/Color/ Attenuation

2.1.3. Bảng con Advanced Effects

2.1.4. Bảng con Shadow Parameters

2.1.5. Bảng con Atmosphere & Effects

2.1.6. Bố trí nguồn sang

2.2. Các loại nguồn sáng

2.2.1. Omni

2.2.2. Target Spot & Free Spot

2.2.3. Target Direct & Free

2.2.4. SkyLigh

2.2.5. Mr Area Omini và Area Spot

2.2.6. Photometric

2.3. Camera

2.3.1. Hiệu chỉnh Camera

2.3.2. Các dạng  Camera

2.3.3. Đặt Camera vào hệ thống

Bài 8: Hiệu ứng môi trường                                                    Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Mô tả nguyên lý làm việc của từng hiệu ứng

+ Thực hiện một số hiệu ứng

+ Áp dụng đưa các hiệu ứng đưa vào mô trường

  1. Nội dung bài:

2.1. Hiệu ứng sương mù

2.2 . Sương mù lớp _ Layered Fog

2.3. Volume Fog

2.4. Volume Light

2.5. Hiệu ứng Fire Effect

Bài 9: Diễn hoạt – kết xuất                                                      Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được nguyên tắc diễn hoạt

+ Khái niệm các thiết lập cơ bản cho một hoạt cảnh

+ Nhận biết và thiết lập các tuỳ chọn cho File Viedo, AVI

+ Áp dụng phương pháp ghi ra đĩa CD, DVD cho File hoạt cảnh 3Ds Max

  1. Nội dung bài:

2.1. Nguyên tắc diễn hoạt

2.1.1. Làm quen với trục thời gian – Time Slider

2.1.2. Hộp thoại Time Configuration

2.1.3. Render Scene

2.2. Một số diễn hoạt thông thường

2.3. Kết xuất 1 kiểu ảnh thành ảnh bitmap

2.3.1. Kích cỡ ảnh

2.3.2. Kích thước kết xuất

2.3.3. Các tùy chọn Render

2.3.4. Kết xuất Render

2.4. Tạo một ảnh nền cho khung nhìn

2.5. Gộp âm thanh

2.6. Kết xuất diễn hoạt thành một đoạn video

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun

  1. Trang thiết bị máy móc:

– Phấn, bảng

– Máy chiếu, máy tính, máy in, máy quay, máy ảnh,..

– Phần mềm: Hệ điều hành WINDOWS; Phần mềm 3DsMAx,….

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Giấy A4

– Trang cụ, đạo cụ

– Bài giảng, giáo trình 3D

– Tư liệu cho bài tập thực hành

  1. Các điều kiện khác: Các tài liệu tham khảo, mẫu sản phẩm của các khóa học trước, link hướng dẫn tự học.
  2. Nội dung và phương pháp đánh giá
  3. Nội dung:

– Kiến thức:

+ Hiểu được tổng quan về phần mềm 3Ds Max

+ Hiểu các phương pháp tạo hình với các mô hình trong 3D

+ Hiểu biết các phương pháp tạo vật liệu, và gán vật liệu

– Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành đạt được các yêu cầu sau:

+ Tạo hình các vật thể 3D

+ Gán (áp) vật liệu cho đối tượng (vật thể 3D)

+ Tạo được các khung cảnh nội thất và phong cảnh 3D

+ Thiết kế các vật thể 3D cho game

+ Tạo các hoạt cảnh, game đơn giản

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm.

+ Thể hiện tính khoa học, sáng tạo trong quá trình học tập.

+ Có khả năng làm việc đọc lập và  theo nhóm.

  1. Phương pháp:

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 90 phút đến 120 phút.

– Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

  1. Tài liệu tham khảo:
[1] Tự học 3DsMax 9 – NXB Giao thông vận tải

[2] Thiết kế 3 chiều với 3D Studio Max 3.0- NXB Giáo dục

[3] Nguyễn Thị Thanh Xuân, Thiết kế phối cảnh 3D– Giáo trình nội bộ – Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, 2012

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mã mô đun: MĐ18

Thời gian thực hiện mô đun: 270 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 250 giờ; Kiểm tra: 05 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

     – Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi người học hoàn thành các mô đun chung và chuyên ngành.

     – Tính chất: Là mô đun rèn luyện kỹ năng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng đã được khái niệm trong khoá học.

  1. Mục tiêu mô đun:

– Kiến thức:

+ Khái niệm cho người học kiến thức, khả năng giải quyết trọn vẹn một bài toán hoặc một công việc gặp trong thực tế.

+ Khái quát được tình hình cơ bản của đơn vị thực tập. Qua đó, biết được những hoạt động chuyên môn gắn liền với kiến thức ngoài thực tiễn;

+ Liên hệ được lý thuyết đã học với thực tế, làm quen với thực tế sản xuất, kinh doanh.

– Kỹ năng:

+ Vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành để khảo sát, đánh giá được tình trạng thiết kế tại đơn vị. Đề xuất được giải pháp khắc phục nhược điểm.

+ Vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực hành để tham gia thiết kế các sản phẩm đã có.

+ Thực hiện được chuyên đề phát triển và thiết kế, sản xuất, kinh doanh tại đơn vị.

+ Viết được báo cáo thực tập đúng qui định về cấu trúc, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về chuyên môn.

+ Thiết kế được các sản phẩm cho chuyên đề thực tập.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tuân thủ luật pháp Nhà nước và nội qui tại đơn vị thực tập.

+ Nghiêm túc, tích cực thực hiện kế hoạch thực tập. Có tác phong công nghiệp, năng động, sáng tạo và có tính tự lập cao.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ và trách nhiệm khi thực hiện công việc sau này tại các doanh nghiệp.

+ Chủ động tìm hiểu, học hỏi, thu thập về các kiến thức chuyên môn thực tiễn cũng như về phong cách làm việc tại đơn vị thực tập.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tổng quan về đơn vị thực tập 15 5 10  
2 Bài 2: Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp 225 5 220  
3 Bài 3: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1.     Đặt vấn đề

2.     Trình bày tổng quan về đơn vị thực tập

3.     Trình bày chi tiết về chuyên đề thực tập

4.     Đánh giá về kết quả thu được.

5.     Hướng phát triển tiếp của đề tài.

 

 

25 5 20  
Kiểm tra 5     5
  Tổng cộng 180 15 250 05
  1. Nội dung chi tiết

Bài 1: Tổng quan về đơn vị thực tập                                       Thời gian: 15 giờ                     

  1. Mục tiêu của bài:

+  Nhận biết được các thông tin chung về đơn vị như vị trí, đặc điểm, cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh, các phương thức hoạt động chuyên môn, … của đơn vị.

+ Khái quát được cấu trúc, qui mô, qui trình ứng dụng phần mềm trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh tại đơn vị.

+ Thu thập được các số liệu, tài liệu liên quan.

+ Lập được hồ sơ khảo sát khái quát về qui trình hoạt động của doanh nghiệp.

+ Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu. Trung thực, hòa nhã trong giao tiếp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Vị trí, đặc điểm, tình hình của đơn vị

2.1.1. Tên đơn vị, địa chỉ, liên hệ

2.1.2. Quá trình hình thành phát triển

2.1.3. Lĩnh vực, phạm vi hoạt động

2.1.4. Chức năng hoạt động

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

2.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.2.2. Quy trình công nghệ

2.2.3. Các hoạt động, chức năng chủ yếu của đơn vị

2.2.4. Hệ thống chức năng

2.2.5. Chi tiết cách thức các hoạt động

2.2.6. Vị trí thực tập

Bài 2: Các chuyên đề thực tập tốt nghiệp                               Thời gian: 225 giờ                                                                                       

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nhận biết được ý nghĩa của chuyên đề thực tập.

+ Thể hiện được các yêu cầu chính của chuyên đề thực tập.

+ Phác thảo, vạch ra kế hoạch thiết kế, khảo sát được, kết hợp với các kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề thực tập mang tính cụ thể hóa.

+ Thiết kế được sản phẩm demo cho chuyên đề.

+ Viết được báo cáo sơ bộ đúng cấu trúc, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

+ Tích cực, nghiêm túc thực hiện. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu hỗ trợ cho chuyên đề.

+ Chủ động hoàn thiện, loại bỏ sai sót trong báo cáo, sản phẩm demo. Thường xuyên tham vấn ý kiến của người hướng dẫn.

  1. Nội dung bài:

Khi thực tập tốt nghiệp, sinh viên được giáo viên giao cho người học các chủ đề sau:

2.1. Chế bản điện tử

2.2. Xử lý ảnh

2.3. Thiết kế quảng cáo

2.4. Thiết kế nhãn mác bao bì

2.5. Sản xuất video

2.6. Thiết kế trang Web

2.7. Quảng cáo phim 3D.

Bài 3: Báo cáo thực tập tốt nghiệp             Thời gian: 15 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

+ Nhận biết được cấu trúc chung của báo cáo, nội dung chi tiết của mỗi phần của báo cáo.

+ Minh họa được những nội dung sẽ được trình bày trong báo cáo.

+ Áp dụng được xây dựng sản phẩm demo.

+ Xử lý được dữ liệu, thông tin đã thu thập được tại đơn vị để minh họa cho chuyên đề thực tập.

+ Hoàn thiện đến mức chi tiết báo cáo và sản phẩm demo.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo để bảo vệ thực tập trước Nhà trường.

+ Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện.

  1. Nội dung bài:

2.1. Đặt vấn đề

2.2. Trình bày tổng quan về đơn vị thực tập

2.3. Trình bày chi tiết về chuyên đề thực tập

2.4. Đánh giá về kết quả thu được.

2.5. Hướng phát triển tiếp của đề tài.

  1. Điều kiện thực hiện mô đun
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun

  1. Trang thiết bị máy móc:

– Phấn, bảng

–  Máy chiếu, máy tính, máy in

– Phần mềm: Hệ điều hành WINDOWS; Phần mềm Adobe, 3D.

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

– Giấy A4

–  Mực in

– Bài giảng, Video

– Tư liệu cho bài tập thực hành

  1. Các điều kiện khác:

Các tài liệu tham khảo, mẫu sản phẩm của các khóa học trước, link hướng dẫn tự học.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá
  2. Nội dung:

– Kiến thức: Được đánh giá qua bài báo cáo tổng hợp và trình bày trước Hội đồng chấm tốt nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Đánh giá kỹ năng thực hành của người học:

+ Hiểu đề bài được giao

+ Lựa chọn công cụ giải quyết

+ Tổng hợp được kiến thức cần thiết cho bài tập

+ Xây dựng được sản phẩm và biết cách trình bày sản phẩm.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tự giác trong học tập.

+ Yêu cầu tính độc lập trong thực hiện bài tập

  1. Phương pháp:

– Được đánh giá qua nội dung bài báo cáo tổng hợp và trình bày trước Hội đồng chấm tốt nghiệp.

– Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp.

– Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy.

– Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

– Bài kiểm tra kết thúc mô đun là bài trình bày báo cáo sản phẩm 5h.

–  Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp Thiết kế đồ họa.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên, giảng viên: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, uốn nắn, đánh giá, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

– Đối với người học: quan sát, lắng nghe, tổng hợp, ghi nhớ, làm theo, thực hiện yêu cầu bài thực hành.

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

– Đánh giá sản phẩm thực tế sau khi xuất file và up lên youtube để có được những kinh nghiệm về xử lý màu, kích thước, xuất file video.

– Trình bày được quy trình từ khi thiết kế đến khi xuất ra sản phẩm.

  1. Tài liệu tham khảo:

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: XỬ LÝ KỸ XẢO ÂM THANH ADOBE AUDIOTION

Mã mô đun: MĐ19

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ (Lý thuyết:  15 giờ; Thực hành, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí: Mô đun này thuộc các mô đun tự chọn, được bố trí học sau mô đun chuyên môn.

          * Tính chất:  Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghề Thiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

          * Kiến thức

– Sử dụng được những thao tác cơ bản, nâng cao khi làm việc với phần mềm Adobe Audition;

– Vận dụng được các nhóm công cụ, kỹ thuật và phương pháp dựng âm thanh từ phần mềm;

– Tạo ra các kỹ xảo âm thanh từ đơn giản đến phức tạp.

          * Kỹ năng:

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp biên tập nội dung trong phần mềm Adobe Audition;

– Thực hiện được các sản phẩm âm thanh theo yêu cầu;

– Hoàn thiện được sản phẩm âm thanh từ yêu cầu của khách hàng.

          * Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Khái quát về âm thanh và dựng âm thanh 5 5 0  
2 Bài 2: Dựng âm thanh trên giao diện Waveform của phần mềm Adobe Audition 20 5 15  
3 Bài 3: Dựng âm thanh trên giao diện Multitrack của phần mềm Adobe Audition 24 5 19
4 Bài 4: Thực hành nâng cao 23 0 23
Kiểm tra 3 3
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết:

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ DỰNG ÂM THANH

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được khái niệm cơ bản về âm thanh;

– Trình bày được vai trò của âm thanh số.

  1. Nội dung bài:

2.1. Khái niệm về âm thanh

2.2. Dựng âm thanh số

2.3. Ý nghĩa của âm thanh số trong các sản phẩm đa phương tiện

2.4. Vai trò của dựng âm thanh số

 

BÀI 2: Dựng âm thanh trên giao diện Waveform của phần mềm Adobe Audition

Thời gian: 20 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Thực hiện được các thao tác với phần mềm Adobe Audition;

– Thực hiện được các hiệu ứng với âm thanh.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Audition

2.2. Quy trình thao tác với phần mềm Adobe Audition

2.3. Các cửa sổ trên giao diện Waveform

2.4. Làm việc với các công cụ biên tập của Adobe Audition

2.5. Sử dụng các hiệu ứng trong việc dựng âm thanh

2.6. Master âm thanh

2.7. Các chức năng giảm nhiễu, loại bỏ tạp âm.

2.8. Thực hành

 

Bài 3:  Dựng âm thanh trên giao diện Multitrack của phần mềm Adobe Audition

Thời gian: 24 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Thực hiện các thao tác với giao diện Multitrack của phần mềm.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu giao diện Multitrack

2.2. Các thao tác trên giao diện Multitrack

2.3. Lồng tiếng trên Adobe Audition

2.4. Xuất file trong Adobe Audition

2.5. Bài tập thực hành

 

Bài 4: Thực hành nâng cao

Thời gian: 23 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Thực hiện các bài tập thực hành về kỹ xảo âm thanh

  1. Nội dung bài:

2.1. Thực hành lồng tiếng

2.2. Thực hành cắt và ghép âm thanh

2.3. Thực hành tạo các hiệu ứng âm thanh

2.4. Thực hành lọc nhiễu âm thanh

2.5. Thực hành kết hợp âm thanh

  1. Điều kiện thực hiện mô đun:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học thực hành máy tính
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu projector, phần mềm Adobe Audition
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu:

– Đề cương, giáo án, bài giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình và các tài liệu liên quan khác

–  Mô hình học cụ:

+  Hệ thống bài tập, tài nguyên thực hành

+  Bảng quy trình

  1. Các điều kiện khác:

– Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung:

* Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;

* Kỹ năng thực hành: Kiểm tra và đánh giá qua các bài thực hành.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Phương pháp đánh giá:

– Học sinh cần có tối thiểu 02 bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra định kỳ.

– Hình thức thi hết môn: Chọn một trong ba hình thức:

+ Trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút,

+ Thực hành, thời gian làm bài 60 phút.

+ Bài tập lớn, báo cáo bài tập lớn 20 phút

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên:

+ Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và làm các bài tập thực hành

+ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng phần.

– Đối với người học:

+ Dự lớp đầy đủ, đúng giờ theo qui định

+ Thực hiện các bài tập thảo luận, bài tập nhóm theo sự phân công của Giáo viên

+ Làm các bài kiểm tra định kỳ, bài tập thực hành

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Giáo trình Dựng âm thanh phi tuyến – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

[2] Tài nguyên trên Internet

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Mã mô đun: 20

Thời gian thực hiện mô đun:75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí: Mô đun này thuộc các mô đun tự chọn, được bố trí học sau mô đun chuyên môn

          * Tính chất:

– Là mô đun tự chọn nghề Thiết kế đồ họa

– Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghềThiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

          * Kiến thức:

– Mô tả được các dữ liệu trong truyền thông;

– Ứng dụng được các công cụ truyền thông;

– Xây dựng được các video, hình ảnh động trong truyền thông;

– Tạo ra sản phẩm video, ảnh động để gắn lên các công cụ truyền thông.

          * Kỹ năng:

– Sử dụng được thành thạo công cụ trong truyền thông;

– Lựa chọn được các công cụ, kỹ thuật và phương pháp xây dựng video, hình ảnh để truyền thông;

– Hoàn thiện được sản phẩm video, hình ảnh động.

          * Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. Nội dung mô đun

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Giới thiệu chung về truyền thông đa phương tiện 10 10 0
2 Bài 2: Các công cụ dùng trong truyền thông 24 6 18
3 Bài 3: Tạo video trong truyền thông 24 6 18
4 Bài 4: Tạo ảnh động trong truyền thông 14 3 11
Kiểm tra 3 3
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết:

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Mô tả được các khái niệm và các dữ liệu trong truyền thông;

– Trình bày được các ứng dụng của truyền thông đa phương tiện trong cuộc sống.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về truyền thông

2.2. Các khái niệm cơ bản

2.3. Các dữ liệu trong truyền thông đa phương tiện

2.4. Ứng dụng của truyền thông đa phương tiện trong cuộc sống

 

BÀI 2: CÁC CÔNG CỤ DÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG

Thời gian: 24 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Lựa chọn được các quảng cáo phù hợp;

– Thực hiện cài đặt được các quảng cáo trên các công cụ truyền thông

  1. Nội dung bài:

2.1. Hướng dẫn cài đặt quảng cáo trên YouTube

2.2. Hướng dẫn cài đặt quảng cáo trên mạng xã hội

2.2.1. Facebook

2.2.2. Zalo

2.3. Hướng dẫn cài đặt quảng cáo trên Website

BÀI 3: TẠO VIDEO TRONG TRUYỀN THÔNG

Thời gian: 24 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm;

– Thực hiện tạo được video theo yêu cầu.

  1. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về phần mềm Camtasia

2.2. Các công cụ và chức năng chính

2.3. Quay phim màn hình

2.4. Biên tập phim

2.5. Thư viện lưu trữ

2.6. Xuất phim

BÀI 4: TẠO ẢNH ĐỘNG TRONG TRUYỀN THÔNG

Thời gian: 14 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Sử dụng được các công cụ để tạo ảnh động;

– Lựa chọn được kỹ thuật tạo ảnh động phù hợp với các ảnh khác nhau.

  1. Nội dung bài:

2.1. Nguyên tắc tạo ảnh động

2.2. Giới thiệu phần mềm Adobe Photoshop tạo ảnh động

2.2.1. Các thao tác cơ bản

2.2.2. Xem và điều chỉnh khung hình

2.2.3. Thao tác với khung hình

2.2.4. Tạo hiệu ứng cho ảnh động

2.3. Tạo ảnh động với thư mục có sẵn

  1. Điều kiện thực hiện mô đun:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học thực hành máy tính
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu projector, phần mềm tạo video, phần mềm tạo ảnh động.
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu:

– Đề cương, giáo án, bài giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình và các tài liệu liên quan khác

–  Mô hình học cụ:

+  Hệ thống bài tập, tài nguyên thực hành

+  Bảng quy trình

  1. Các điều kiện khác:

– Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung:

* Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;

* Kỹ năng thực hành: Kiểm tra và đánh giá qua các bài thực hành.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Phương pháp đánh giá:

– Học sinh cần có tối thiểu 02 bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra định kỳ

– Hình thức thi hết mô đun: Chọn một trong ba hình thức:

+ Trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút

+ Thực hành, thời gian làm bài 90 phút

+ Bài tập lớn, báo cáo bài tập lớn 20 phút

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên:

+ Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và làm các bài tập thực hành

+ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng phần

– Đối với người học:

+ Dự lớp đầy đủ, đúng giờ theo qui định

+ Thực hiện các bài tập thảo luận, bài tập nhóm theo sự phân công của Giáo viên

+ Làm các bài kiểm tra định kỳ, bài tập thực hành

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Giáo trình Truyền thông đa phương tiện – HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông – 2017;

[2] Giáo trình Multimedia – Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên – 2018.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: KỸ THUẬT QUAY phim căn bản

Mã mô đun: MĐ21

Thời gian thực hiện mô đun:75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của mô đun:

          * Vị trí: Mô đun này thuộc các mô đun tự chọn, được bố trí học sau mô đun chuyên môn.

          * Tính chất: Mô đun này đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho nghề Thiết kế đồ họa

  1. Mục tiêu mô đun:

* Kiến thức

– Trình bày được các kiến thức tổng quan về quay phim;

– Trình bày được các kiến thức liên quan đến các thiết bị quay phim;

– Trình bày được nghiệp vụ quay phim.

* Kỹ năng:

– Sử dụng được thành thạo các thiết bị quay phim;

– Lựa chọn được các kỹ thuật quay phim phù hợp với bối cảnh;

– Hoàn thiện được sản phẩm kỹ xảo hình ảnh theo yêu cầu.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

III. Nội dung mô đun

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tổng quan về quay phim 5 5    
2 Bài 2: Căn bản về máy quay phim và các trang thiết bị hỗ trợ 10 3 7  
3 Bài 3: Nghiệp vụ quay phim căn bản 19 4 15
4 Bài 4: Ánh sáng trong quay phim 10 3 7
5 Bài 5: Thực hành nâng cao 28   28
Kiểm tra 3 3
Cộng 75 15 57 3
  1. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan về quay phim

Thời gian: 05 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được kiến thức cơ bản về quay phim, mối quan hệ giữa quay phim và nhiếp ảnh;

– Trình bày được các thuật ngữ về quay phim.

  1. Nội dung bài:

2.1. Sơ lược về quay phim

2.2. Các thuật ngữ trong quay phim

2.3. Mối liên hệ giữa quay phim và nhiếp ảnh

Bài 2: CĂN BẢN VỀ MÁY QUAY PHIM

VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ HỖ TRỢ

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bàu được các kiến thức cơ bản về máy quay phim và các thiết bị hỗ trợ;

– Lựa chọn được máy quay phim và thiết bị hỗ trợ phù hợp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Nguyên lý quang học

2.2. Ống kính

2.3. Các trang thiết bị phụ trợ

2.4. Thực hành

Bài 3: nghiệp vụ quay phim căn bản

Thời gian: 19 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quay phim;

– Thực hiện được các phương pháp quay phim cơ bản.

  1. Nội dung bài:

2.1. Tạo hình

2.2. Trục diễn xuất

2.3. Các thủ pháp quay phim

2.4. Thực hành

Bài 4: ánh sáng trong quay phim

Thời gian: 10 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Trình bày được các nguyên tắc và màu sắc trong quay phim;

– Lựa chọn được các nguồn sáng và màu sắc phù hợp.

  1. Nội dung bài:

2.1. Những điều cơ bản về ánh sáng trong quay phim

2.2. Nguồn sáng

2.3. Màu sắc

2.4. Thực hành

BÀI 5: thực hành nâng cao

Thời gian: 28 giờ

  1. Mục tiêu của bài:

– Thực hiện được các cảnh quay phim ngắn.

  1. Nội dung bài:

2.1. Thực hành quay TVC về du lịch

2.2. Thực hành quay TVC về giáo dục

2.3. Thực hành quay TVC về tin tức

2.4. Thực hành quay TVC về tết cổ truyền

  1. Điều kiện thực hiện mô đun:
  2. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học thực hành máy tính
  3. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu projector, phần mềm After Effect
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu:

– Đề cương, giáo án, bài giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo

– Giáo trình và các tài liệu liên quan khác

–  Mô hình học cụ:

+  Hệ thống bài tập, tài nguyên thực hành

+  Bảng quy trình

  1. Các điều kiện khác:

– Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung:

* Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;

* Kỹ năng thực hành: Kiểm tra và đánh giá qua các bài thực hành.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt quy chế đào tạo, các quy định của nhà trường;

– Có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức môn học giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của bản thân;

– Có khả năng kết hợp trong học tập, nghiên cứu, thảo luận nhóm;

– Chuẩn bị trước nội dung học tập, tích cực tham gia bài giảng;

– Người học phải có tư thế, tác phong công nghiệp;

– Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

  1. Phương pháp đánh giá:

– Học sinh cần có tối thiểu 02 bài kiểm tra: 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra định kỳ

– Hình thức thi hết môn: Chọn một trong hai hình thức:

+ Trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút;

+ Thực hành, thời gian làm bài 60 phút.

  1. Hướng dẫn thực hiện mô đun
  2. Phạm vi áp dụng mô đun:Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

– Đối với giáo viên:

+ Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và làm các bài tập thực hành

+ Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, xây dựng các bài thực hành cụ thể theo nội dung của từng phần

– Đối với người học:

+ Dự lớp đầy đủ, đúng giờ theo qui định

+ Thực hiện các bài tập thảo luận, bài tập nhóm theo sự phân công của Giáo viên

+ Làm các bài kiểm tra định kỳ, bài tập thực hành

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  2. Tài liệu tham khảo:
[1] Giáo trình Kỹ thuật quay phim căn bản – HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông – 2018;

[2] Giáo trình Multimedia – Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên – 2018.