SỞ LAO ĐỘNG – TB & XH HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG TRUNG CẤP Y – DƯỢC CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-TCYDCĐHN ngày 05/02/2024
của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược cộng đồng Hà Nội)
Tên ngành, nghề: Thương mại điện tử (Electronic commerce)
Mã ngành, nghề: 5340122
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2 năm
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
Thương mại điện tử là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ qua internet, gồm B2B, B2C, C2C, và C2B. Ngành này mang lại tiện lợi, tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường, nhưng đối mặt với thách thức về bảo mật và cạnh tranh. Xu hướng phát triển bao gồm mua sắm qua di động, AI, VR/AR, và thanh toán kỹ thuật số. Các nền tảng phổ biến là Amazon, Alibaba, eBay, và Shopify. Thương mại điện tử ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Có kiến thức lý thuyết rộng, kiến thức thực tế cần thiết và kỹ năng thực hành chuyên sâu áp dụng vào thực tế công tác và tự học tập, người hành nghề phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có khả năng tổ chức và quản lý công việc.
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo trung cấp Thương mại điện tử nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: độc lập thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật để thực hiện công việc; có khả năng sáng tạo, ứng dụng các công nghệ để giải quyết các tình huống kỹ thuật trong nghiệp vụ của mình.;
Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp Thương mại điện tử có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các mục tiêu cụ thể:
2.2 Mục tiêu cụ thể
– Kiến thức:
+ Nắm được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;
+ Xác định được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;
+ Nắm được các quy trình thực hiện quảng cáo, mua bán hàng qua mạng.
– Kỹ năng:
+ Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong khai báo hải quan;
+ Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
+ Khai thác, sử dụng Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Thực hiện được các kỹ năng tiếp thị trên Internet;
– Chính trị, đạo đức:
+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Nắm được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
+ Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền…
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp Thương mại điện tử, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp: Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học…
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 23
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 72 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1710 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 512 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1125 giờ; Kiểm tra 40 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT | Mã năng lực | Tên năng lực | |
I | Năng lực cơ bản (năng lực chung) | ||
1 | NLCB-01 | Tự rèn luyện sức khỏe | |
2 | NLCB-02 | Khả năng hiểu biết chính trị, pháp luật, quốc phòng, an ninh |
|
3 | NLCB-03 | Tiếng Anh bậc 1/6 | |
4 | NLCB-04 | Sử dụng tin học cơ bản | |
5 | NLCB-05 | Làm việc hiệu quả trong nhóm | |
6 | NLCB-06 | Hoàn thành các nhiệm vụ hành chính hang ngày | |
7 | NLCB-07 | Tham gia vào các hoạt động làm việc bền vững về môi trường | |
8 | NLCB-08 | Thực hiện sơ cứu cơ bản | |
9 | NLCB-09 | Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả | |
II | Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | ||
1 | NLCL-01 | Tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng | |
2 | NLCL-02 | Tư vấn khách hàng | |
3 | NLCL-03 | Chuyển giao ca làm việc | |
4 | NLCL-04 | Xử lý các giao dịch tài chính cơ bản | |
5 | NLCL-05 | Phát triển mối quan hệ khách hàng | |
6 | NLCL-06 | Chuẩn bị và trình bày báo cáo | |
7 | NLCL-07 | Chuẩn bị các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh | |
8 | NLCL-08 | Áp dụng các nguyên tắc về bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ | |
9 | NLCL-09 | Chuẩn bị, vận hành và bảo quản máy tính và các thiết bị Công nghệ thông tin khác | |
10 | NLCL-10 | Lắp đặt, cài đặt các thiết bị và phần mềm liên quan phục vụ cho các dịch vụ CNTT | |
11 | NLCL-11 | Hiểu biết về nền tảng thương mại điện tử | |
12 | NLCL-12 | Kiến thức về quản lý trang web | |
13 | NLCL-13 | Quản lý sản phẩm trực tuyến | |
14 | NLCL-14 | Quản lý đơn hàng | |
15 | NLCL-15 | Quản lý kho hàng | |
16 | NLCL-16 | Quản lý khách hàng | |
17 | NLCL-17 | Marketing trực tuyến | |
18 | NLCL-18 | Quảng cáo trên mạng xã hội | |
19 | NLCL-19 | Email Marketing | |
20 | NLCL-20 | Content Marketing | |
21 | NLCL-21 | Phân tích dữ liệu khách hàng | |
22 | NLCL-22 | Thiết kế đồ họa cơ bản | |
23 | NLCL-23 | An ninh mạng | |
24 | NLCL-24 | Pháp lý thương mại điện tử | |
25 | NLCL-25 | Thanh toán trực tuyến | |
26 | NLCL-26 | Quản lý dự án | |
27 | NLCL-27 | Kỹ năng giao tiếp | |
28 | NLCL-28 | Dịch vụ khách hàng | |
29 | NLCL-29 | Quản lý thời gian | |
30 | NLCL-30 | Làm việc nhóm | |
31 | NLCL-31 | Giải quyết vấn đề | |
32 | NLCL-32 | Thích ứng với công nghệ mới | |
III | Năng lực nâng cao | ||
1 | NLNC-01 | Khảo sát yêu cầu khách hàng | |
2 | NLNC-02 | Phát triển ứng dụng thương mại điện tử | |
3 | NLNC-03 | Tối ưu hóa trang web | |
4 | NLNC-04 | Xây dựng thương hiệu trực tuyến | |
5 | NLNC-05 | Phân tích cạnh tranh | |
6 | NLNC-06 | Quản lý rủi ro | |
7 | NLNC-07 | Phát triển nội dung video | |
8 | NLNC-08 | Quản lý sự kiện trực tuyến | |
9 | NLNC-09 | Phân tích hành vi người tiêu dùng | |
10 | NLNC-10 | Ứng dụng AI trong thương mại điện tử | |
11 | NLNC-11 | Quản lý nội dung số | |
12 | NLNC-12 | Quản lý tài chính cho thương mại điện tử | |
13 | NLNC-13 | Quản lý đội ngũ bán hàng trực tuyến | |
14 | NLNC-14 | Phát triển và quản lý blog doanh nghiệp | |
15 | NLNC-15 | Xây dựng kế hoạch kinh doanh trực tuyến |
- Nội dung trình:
Mã MH/MĐ |
Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/thí nghiệm/ bài tập/thảo luận | Thi/ kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 12 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH01 | Chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH04 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH05 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH06 | Ngoại ngữ | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 60 | 1455 | 418 | 980 | 27 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 13 | 285 | 103 | 177 | 5 |
MĐ07 | Kinh tế vi mô | 3 | 60 | 29 | 30 | 1 |
MĐ08 | Thương mại điện tử căn bản | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ09 | Pháp luật thương mại điện tử | 3 | 60 | 29 | 30 | 1 |
MĐ10 | Tin học văn phòng | 3 | 75 | 15 | 59 | 1 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 41 | 1050 | 255 | 777 | 18 |
MĐ11 | Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ12 | Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ13 | Marketing điện tử và bán hàng trực tuyến | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ14 | Khai báo hải quan điện tử | 5 | 90 | 60 | 28 | 2 |
MĐ15 | Thiết kế website | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ16 | Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C | 5 | 135 | 15 | 118 | 2 |
MĐ17 | Truyền thông đa phương tiện | 3 | 75 | 15 | 59 | 1 |
MĐ18 | Kỹ thuật quay phim căn bản | 3 | 75 | 15 | 59 | 1 |
MĐ19 | An toàn thông tin | 4 | 90 | 30 | 58 | 2 |
MĐ20 | Thực tập tốt nghiệp | 5 | 225 | 223 | 2 | |
II.3 | Môn học, mô đun tự chọn ( HSSV chọn 6/8 tín chỉ) | 6 | 120 | 60 | 26 | 4 |
MĐ21 | Thanh toán điện tử | 4 | 75 | 45 | 28 | 2 |
MĐ22 | Ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MĐ23 | Mạng xã hội | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
Tổng cộng: | 72 | 1710 | 512 | 1125 | 40 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Các môn học chung
Các môn học chung bắt buộc của chương trình đào tạo nghề Thương mại điện tử trình độ Trung cấp thực hiện theo các quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
7.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo tích hợp.
– Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp
7.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
7.3.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
Thực hiện theo Khoản 1, Điều 12 tại Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Thông tư quy định Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Cụ thể:
- a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun bằng các hình thức: Kiểm tra vấn đáp trong giờ học; kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút; kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
- b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
- c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ bằng hình thức trực tuyến do giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học, mô-đun quyết định. Việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến đối với các nội dung thực hành chỉ áp dụng khi đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; hệ thống hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin và phải bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của người học;
- d) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho mỗi môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ. Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
7.3.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun
Thực hiện theo Khoản 2, Điều 12 tại Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Thông tư quy định Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Cụ thể:
- a) Thi kết thúc môn học, mô-đun được thực hiện tại trường, phân hiệu, địa điểm đào tạo của trường; đơn vị liên kết đào tạo hoặc tại doanh nghiệp; được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến khi đáp ứng được các điều kiện cho việc tổ chức thi;
- b) Thi kết thúc môn học, mô-đun được thực hiện một hoặc nhiều lần sau khi học xong môn học, mô-đun hoặc cuối mỗi học kỳ;
- c) Lịch thi kết thúc môn học, mô-đun phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 02 tuần. Từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;
- d) Danh sách người học đủ hoặc không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do; danh sách địa điểm thi phải được công bố công khai trước ngày thi ít nhất 03 ngày làm việc;
đ) Người học tham gia kỳ thi phải được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ,
nghĩa vụ của mình trong kỳ thi;
- e) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;
- g) Thời gian làm bài thi đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian thi với các môn học, mô- đun có tính đặc thù của ngành, nghề đào tạo hoặc thời gian thi trực tuyến do hiệu trưởng quyết định;
- h) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi bố trí ít nhất hai cán bộ coi thi và không bố trí quá 50 người dự thi; người dự thi phải được bố trí theo số báo danh. Đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi và các nội dung liên quan khác;
- i) Thi kết thúc môn học, mô-đun bằng hình thức trực tuyến được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; hệ thống hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin. Hiệu trưởng quy định cụ thể về hình thức và quy trình tổ chức thi nhằm bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của người học và chống được gian lận trong quá trình thi. Diễn biến của buổi thi trực tuyến phải được ghi hình, ghi âm và xuất in kết quả bài thi để lưu trữ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
7.3.3. Các công tác khác trong việc kiểm tra , đánh giá, thi kết thúc môn học, mô đun:
- a) Điều kiện dự thi kết thúc môn học, mô-đun thực hiện theo hướng dẫn, quy định của điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- b) Học lại và thi lại thực hiện theo hướng dẫn, quy định của điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- c) Ra đề thi, chấm thi kết thúc môn học, mô-đun thực hiện theo hướng dẫn, quy định của điều 15, Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- d) Tính điểm môn học, mô-đun; điểm trung bình chung học kỳ, năm học, khóa học và điểm trung bình chung tích lũy theo hướng dẫn, quy định của điều 16, Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- e) Xử lý vi phạm về kiểm tra, thi thực hiện theo hướng dẫn, quy định của điều 17, Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
7.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp
Chương trình đào tạo nghề Thương mại điện tử trình độ Trung cấp được tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ. Hoạt động xét công nhận tốt nghiệp đối với học sinh được thực hiện căn cứ vào quy chế đào tạo hiện hành của Nhà trường và đáp ứng các điều kiện:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo của nghề và phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Nhà trường cho người học.
7.5. Các chú ý khác
– Phòng Quản lý đào tạo, khoa chủ quản, các khoa và các phòng chức năng liên quan căn cứ vào Nội dung trình đào tạo để tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, tiến độ, chuẩn bị điều kiện và tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu, Nội dung trình được phê duyệt.
– Mô đun Thực tập tốt nghiệp: Khoa Kinh tế – Kỹ thuật, phòng Đào tạo tổ chức cho học sinh thực tập tại các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề. Kết thúc thực tập học sinh phải có điểm đánh giá của người hướng dẫn và xác nhận của cơ quan thực tập.
8. CTĐTNGHỀ Thương mại điện tử